• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh da vảy cá là gì ? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh vảy cá là một bệnh ngoài da, thường do gen di truyền gây ra. Tuy nhiên, một số người bị bệnh vảy cá thông thường do bệnh nội khoa hoặc phản ứng với thuốc.

Bệnh da vảy cá thường xuất hiện ngay trong giai đoạn sơ sinh. Biểu hiện ban đầu không rõ ràng với những miếng da khô vảy cá nên thường bị hiểu nhầm là viêm da cơ địa. Chỉ khi nào trẻ lớn lên một chút, các lớp da chết khô và hình thành vết nứt giống như vảy cá thì mới chẩn đoán chính xác được loại bệnh.

Bệnh vảy cá là một bệnh ngoài da, thường do gen di truyền gây ra. Tuy nhiên, một số người bị bệnh vảy cá thông thường do bệnh nội khoa hoặc phản ứng với thuốc.

Bệnh vảy cá là một bệnh ngoài da, thường do gen di truyền gây ra. Tuy nhiên, một số người bị bệnh vảy cá thông thường do bệnh nội khoa hoặc phản ứng với thuốc.

Nguyên nhân và triệu chứng khi mắc bệnh da vảy cá

Nguyên nhân

- Vì là bệnh di truyền nên bệnh da vảy cá là do di truyền từ người mẹ hoặc bố của em bé. Hoặc cũng có thể do người thân của bé từng có người mắc nên em bé khi sinh ra có mang theo gen di truyền.

- Do dùng thuốc hoặc suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh mãn tính khác cũng có thể khiến bạn bị bệnh vảy cá.

- Do tổn thương ở da: cũng có trường hợp hình thành từ những tổn thương ở da. Sau khi lành lặn, phần da ở vết thương khô cứng và đóng vảy giống như vảy cá.

Triệu chứng của người bị da vảy cá

Các triệu chứng của bệnh vảy cá thông thường bao gồm:

- Da ngứa khô.

- Da dày, sần sùi trông bẩn, dễ thấy nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vảy màu trắng, xám hoặc nâu ở mặt trước của chân, mặt sau của cánh tay, da đầu, lưng hoặc bụng. Nếu trên mặt xuất hiện vảy thì chủ yếu là ở trán và má. Đôi khi các cạnh của vảy cong lại khiến da có cảm giác sần sùi.

- Đường nứt ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

- Những vết sần sùi trên cánh tay, đùi và mông. Các vết sưng thường bị nhầm lẫn với vết thâm do mụn trứng cá.

- Không có khả năng đổ mồ hôi đầy đủ. Điều này xảy ra trong những trường hợp nghiêm trọng và có thể gây ra tình trạng quá nóng (do mồ hôi làm mát cơ thể).

- Nhiều bệnh nhân không nhận ra họ mắc bệnh vảy cá thông thường vì các triệu chứng có thể rất nhẹ. Họ chỉ đơn giản tin rằng da của họ bị khô, vì vậy họ bôi kem dưỡng ẩm để giảm vảy.

Đây là một loại bệnh da liễu cần được chữa trị phần lớn ở triệu chứng để giảm những đau đớn, khó chịu cho người mắc.

Da vảy cá là một loại bệnh da liễu cần được chữa trị phần lớn ở triệu chứng để giảm những đau đớn, khó chịu cho người mắc.

Cách chữa và hạn chế bệnh da vảy cá

Đây là một loại bệnh da liễu cần được chữa trị phần lớn ở triệu chứng để giảm những đau đớn, khó chịu cho người mắc. Những người mắc bệnh da cá thường hay mặc cảm, mất tự tin trong giao tiếp. Hơn nữa bệnh gây khó chịu, đau. Những vết nứt sâu, gây đau đớn. Nếu không xử trí đúng cách thì vết nứt có thể lan rộng, thậm chí nhiễm trùng, rất nguy hiểm và khó chữa trị hiệu quả.

Bệnh nhân có thể tìm thấy giải pháp giải thoát khỏi làn da khô và có vảy gây nhiều phiền toái cho người mắc phải bằng cách:

  • Giữ làn da sạch, nhất là người đã mắc bệnh thì phải tắm thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bôi mỡ bôi trơn hoặc các chất làm mềm khác lên vết thương hở hoặc vết nứt sâu. Những loại thuốc mỡ như vậy có thể làm dịu vết bỏng hoặc châm chích mà nước có thể gây ra và có thể loại bỏ các vết nứt sâu trên da.
  • Ngay sau khi tắm, nên thoa một lượng lớn kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm có thể khóa độ ẩm từ bồn tắm vào da.
  • Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da mà bác sĩ kê toa, kể cả thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng da.
  • Loại bỏ da chết thường xuyên, định kỳ. Kết hợp thêm các sản phẩm có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc axit lactic. Việc này giúp tẩy tế bào chết cho da, giảm kích ứng da, ngăn bệnh lan rộng và tránh tình trạng da đóng vảy cứng.
  • Nếu bệnh tiến triển nặng, đặc biệt mùa đông thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn, điều trị sớm, kịp thời.

Bs. Hồ Thu Thanh


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?