• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng Giám đốc WHO: Các quốc gia cần lồng ghép COVID-19 vào chương trình tiêm chủng suốt đời

Sau tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, Tổng Giám đốc WHO khuyến cáo các quốc gia cần lồng ghép COVID-19 vào chương trình tiêm chủng suốt đời và vẫn cần chuẩn bị năng lực ứng phó cho bất kỳ đợt bùng phát dịch nào trong tương lai.

Nhờ tỷ lệ bao phủ rộng tiêm phòng vaccine COVID-19 trên toàn thế giới cùng với biến thể Omicron ít gây chuyển nặng nên giờ đây các ca nhiễm và tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất trong 3 năm.

Dù COVID-19 đã được WHO coi không còn là tình trạng y tế công khẩn cấp nhưng dịch bệnh vẫn còn đó và virus không tự biến mất và vẫn là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Các quốc gia vẫn cần nâng cao năng lực ứng phó và không được lơ là, mất cảnh giác. Tổng Giám đốc WHO - TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO vẫn có thể khôi phục tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch COVID-19 bất kể lúc nào nếu tình hình dịch nguy cấp trên thế giới.

7 khuyến nghị WHO đưa ra sau tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu - Ảnh 2.

Dù coi COVID-19 không còn là tình trạng y tế công khẩn cấp toàn cầu, Tổng Giám đốc WHO kêu gọi các quốc gia không lơ là cảnh giác, cần sẵn sàng chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch bệnh, đưa vaccine COVID-19 vào chương trình tiêm chủng suốt đời.

Theo dữ liệu của WHO, kể từ đầu đại dịch cho tới nay, thế giới đã ghi nhận hơn 765 triệu trường hợp nhiễm COVID-19, gần 7 triệu người đã tử vong do COVID-19. Số ca mắc COVID-19 lên tới đỉnh điểm vào tháng 12/2022 với sự càn quét của biến thể Omicron trên toàn cầu. Tuy nhiên, số ca tử vong do biến thể Omicron vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh điểm các làn sóng trước đó nhờ hàng tỷ liều vaccine đã được tiêm cho người dân trên toàn thế giới.

Theo WHO, trên toàn cầu, đã có 13,3 tỷ liều vaccine COVID-19 được sử dụng. Hiện tại, 89% nhân viên y tế và 82% người trưởng thành trên 60 tuổi đã hoàn thành loạt tiêm chủng cơ bản (một hoặc hai liều ban đầu được khuyến nghị theo lịch tiêm chủng), mặc dù phạm vi bao phủ của các nhóm ưu tiên này vẫn còn khác nhau giữa các khu vực khác nhau.

7 khuyến nghị WHO đưa ra sau tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu - Ảnh 3.

Hơn 13 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm phòng trên toàn thế giới, góp phần giảm nhẹ tác động của đại dịch, ngăn ngừa số ca nhập viện và tử vong trên toàn cầu.

Tổng Giám đốc WHO đã công bố Kế hoạch Chiến lược về Chuẩn bị và Ứng phó COVID-19 giai đoạn 2023-2025 nhằm hướng dẫn các quốc gia chuyển đổi sang giai đoạn quản lý lâu dài đối với COVID-19.

Hiện tại, 7 khuyến nghị tạm thời WHO đưa ra cho tất cả các quốc gia thành viên trong phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như sau:

1. Không lơ là chủ quan, sẵn sàng ứng phó với các đợt bùng phát dịch trong tương lai

WHO khuyến cáo không bao giờ được chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Các nước cần duy trì năng lực và những thành tựu đã đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, chuẩn bị cho những diễn biến dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai, để tránh việc bị quá tải hệ thống y tế.

Các quốc gia thành viên của WHO cần tiếp tục khôi phục các chương trình y tế đã bị ảnh hưởng do tác động của đại dịch COVID-19.

2. Lồng ghép tiêm chủng COVID-19 vào các chương trình tiêm chủng suốt đời

Các Quốc gia thành viên cần duy trì nỗ lực để tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng COVID-19 cho tất cả những người thuộc các nhóm ưu tiên cao (như được xác định trong Lộ trình SAGE của WHO  tháng 4 năm 2023) với các loại vaccine được WHO khuyến nghị.

Đưa tiêm phòng COVID-19 vào Chương trình tiêm chủng quốc gia hay tiêm chủng suốt đời. Việt Nam có chương trình tiêm vaccine COVID-19 rất tốt, theo đó, Văn phòng WHO tại Việt Nam vẫn khuyến nghị Việt Nam tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, đặc biệt cho nhóm người có nguy cơ cao.

3. Tập hợp thông tin từ các nguồn dữ liệu giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác nhau nhằm đánh giá tình huống toàn diện.

Các quốc gia thành viên cần báo cáo dữ liệu về tỷ lệ mắc COVID-19 cũng như tỷ lệ tử vong do COVID-19 cùng thông tin giám sát các biến thể lên WHO.

Giám sát cần kết hợp thông tin từ một tập hợp thích hợp các quần thể trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện, giám sát nước thải của con người, giám sát huyết thanh học và giám sát các quần thể động vật được lựa chọn có nguy cơ nhiễm SARS-COV-2.
  • Các quốc gia thành viên cần tận dụng Hệ thống giám sát và ứng phó bệnh cúm toàn cầu (GISRS) và hỗ trợ thành lập Mạng lưới phòng xét nghiệm virus corona toàn cầu của WHO (CoViNet).
  • Giám sát sức khỏe cộng đồng đối với dịch COVID-19

4. Chuẩn bị các biện pháp ứng phó y tế như vaccine, các công cụ chẩn đoán và điều trị, hướng dẫn lộ trình chăm sóc lâm sàng COVID-19,....

5. Tiếp tục làm việc với các cộng đồng xây dựng các chương trình truyền thông nguy cơ và gắn kết cộng đồng (RCCE) mạnh mẽ và toàn diện cùng các chương trình quản lý khủng hoảng thông tin. Vẫn cần truyền thông để người dân hiểu và cập nhật thông tin dịch bệnh COVID-19.

Các quốc gia thành viên cần điều chỉnh chương trình truyền thông gắn với cộng đồng và các chiến lược và biện pháp can thiệp quản lý khủng hoảng thông tin cho phù hợp với bối cảnh địa phương.

6. Các quốc gia xem xét, tạo điều kiện trong giao thương, đi lại quốc tế dựa trên đánh giá rủi ro, chẳng hạn như không bắt buộc phải có chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 khi đi lại quốc tế,...

Văn phòng WHO Việt Nam cho biết, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, và nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

7. Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu để hoàn thiện vaccine có tác dụng chống lây nhiễm và có khả năng ứng dụng rộng rãi. Hỗ trợ nghiên cứu để có cái nhìn toàn cảnh, tỷ lệ mắc bệnh và tác động của tình trạng hậu COVID-19 và sự tiến triển của SARS-COV-2 trong các nhóm người có hệ miễn dịch yếu. Hỗ trợ nghiên cứu để xây dựng các lộ trình chăm sóc tích hợp có liên quan.

Theo Văn phòng WHO tại Việt Nam, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các nghiên cứu để cải tiến vaccine và hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19 hơn. Trong bối cảnh ca nhiễm vẫn tăng thì chúng ta vẫn cần giám sát chặt chẽ, có các biện pháp sẵn sàng- nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

Nguyễn Vân


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?