• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra

Ngày 8.2, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành tại hơn 700 điểm cầu nhằm hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra cho cán bộ y tế từ tuyến Trung ương cho đến y tế cơ sở. Tham gia Hội nghị tại Hưng Yên có 10 điểm cầu do đồng chí Nguyễn Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì.

Đại diện Bộ  Y tế cung cấp những thông tin cập nhật mới nhất về tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Longcho biết hàng ngày đường dây nóng của Bộ Y tế thường xuyên bị nghẽn mạng bởi tiếp nhận khoảng 20 nghìn cuộc gọi tư vấn, thắc mắc của người dân về dịch nCoV. Hiện Bộ Y tế đã ra mắt Trang tin điện tử về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế có tên miền https://ncov.moh.gov.vn/ và app thông tin về dịch bệnh nCoV có tên là Sức khoẻ Việt Namnhằm giúp người dân nắm bắt tình hình dịch bệnh và trang bị kiến thức phòng, chống dịch bệnh thông qua các hướng dẫn, khuyến cáo từ cơ quan y tế có chuyên môn để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Đánh giá về những kết quả Việt Nam đạt được, Trưởng đại diện của Tổ chức Thế giới đánh giá rất cao đối với công tác phòng chống dịch của Việt Nam, tiến sĩ Kidong Park chia sẻ so với dịch MERS và SARS thì nCoV không quá nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong khoảng 2% nhưng vi rút này có sự lây lan từ người sang người, gây ra gánh nặng cho các tuyến khám chữa bệnh. Chúng ta có ý thức cảnh giác cao với dịch bệnh nCoV, tuy nhiên chúng ta cần tập trung truyền thông để làm sao người dân không sợ hãi quá mức cần thiết. Đây cũng là cơ hội để chúng ta đánh giá công tác truyền thông nguy cơ, bằng chứng là Bộ Y tế đã kịp thời đưa ra những thông điệp truyền thông và chúng ta đã tổ chức các hoạt động truyền thông cho tới thời điểm hiện nay tâm lý người dân cũng đã bớt lo lắng về dịch nCoV, chuyển sang chủ động phòng tránh. Tiến sĩ Kidong Park nhận định: “Cuộc chiến này mới chỉ bắt đầu thôi… chúng ta cùng phải chung tay ứng phó với dịch bệnh này”. WHO cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, cùng mạng lưới y tế thế giới hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đại diện Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, triển khai kế hoạch và khả năng đáp ứng của y tế Việt Nam đối với từng cấp độ của dịch bệnh. Tại hội nghị trực tuyến, các bệnh viện được tập huấn về chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV theo quyết định số 322/QĐ-BYT, ngày 06/02/2020 của Bộ Y tế: xử trí một số hội chứng suy hô hấp, sốc nhiễm trùng… ở người lớn, bệnh nhi; phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV; cách lấy mẫu, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm; giám sát và phòng chống dịch bệnh nCoV,…Đặc biệt tại các bệnh viện được bố trí thu dung, điều trị bệnh nhân nCoV cần bố trí tốt 3 khu cách ly riêng biệt cho người nghi nhiễm, người bệnh nhẹ và người bệnh nặng để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, tổ chức tốt thu dung và phối hợp các chuyên khoa trong điều trị, hạn chế lây nhiễm trong bệnh viện, hạn chế tử vong.Ngày ngày 07/02/2020, Bộ Y tế ra Quyết định số 345/QĐ-BYT, hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng virus Corona mới gây ra.

Hiện viêm phổi do virus corona mới chưa có thuốc đặc hiệu và văcxin phòng bệnh. Các chuyên gia y tế tại Hội nghị cho biết: điều quan trọng lúc này là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng người bệnh và điều trị biến chứng, trong quá trình điều trị cần tập trung điều trị cả bệnh do virus và các bệnh nền.

Đồng chí Nguyễn Quang Lâm – Phó Giám đốc Sở Y tế tại điểm cầu thành phố Hưng Yên chỉ đạo các đơn vị trong ngành thường xuyên cập nhật thông tin về dịch nCoV như: giám sát, chẩn đoán điều trị để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung vào kế hoạch phòng chống dịch của các đơn vị; Rà soát lại kế hoạch để triển khai đầy đủ các nội dung phòng chống dịch. Chú trọng: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tới cán bộ và người dân trong cộng đồng như phát các thông điệp truyền thông phòng dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấp phát tờ rơi, trao áp phích, pano tại những điểm công cộng, nơi tập trung đông người (chợ, bệnh viện, trường học…); hàng ngày phối hợp cùng Ban chỉ đạo huyện, xã để rà soát đối tượng cần cách ly và tổ chức cách ly triệt để, cắt nguồn lây. Thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh với phương châm phòng dịch như dập dịch, đảm bảo “kỷ cương, quyết liệt, trách nhiệm, bình tĩnh và hiệu quả”. Đồng thời thực hiện 4 tại chỗ, các cấp huyện, xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân chuẩn bị mọi phương tiện cần thiết tham gia phòng chống dịch.


Tác giả: Thảo Hoàn
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?