Suy giảm trí nhớ và cách khắc phục
Chứng suy giảm trí nhớ, mất tập trung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngay khi gặp dấu hiệu suy giảm trí nhớ mất tập trung bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh thăm khám.
Suy giảm trí nhớ mất tập trung là tình trạng một người bị suy giảm trí nhớ, dần quên đi những thông tin đã biết trước đây hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin mới. Bệnh có thể xảy ra từ mức độ nhẹ khiến người bệnh lơ đãng, mất tập trung, đến mức độ nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi khả năng tự chăm sóc cho bản thân.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số tác nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ
Tuổi tác.
Bệnh lý: Alzheimer và một số bệnh lý như bệnh nhiễm trùng tủy sống, viêm não, đột quỵ, thiếu máu não, … cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất tập trung giảm trí nhớ.
Quá trình lão hóa do gốc tự do cũng có thể tác động tiêu cực đến não bộ và là tác nhân gây suy giảm trí nhớ.
Tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ tạm thời, làm giảm khả năng tập trung.
Rối loạn giấc ngủ: ngủ không sâu giấc, chập chờn, mất ngủ thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm không thể ngủ lại…
Mất cân bằng nội tiết tố.
Lạm dụng rượu, chất kích thích, chất cấm, thuốc lá, … có thể gây hại cho não bộ, làm suy giảm trí nhớ; đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh liên quan đến trí nhớ.
Tình trạng làm việc quá tải trong thời gian dài sẽ khiến não bộ bị căng thẳng, có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, tác động tiêu cực đến khả năng học hỏi, ghi nhớ.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được thăm khám, chữa trị kịp thời, những bệnh lý này có thể tăng nặng dần theo thời gian, ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Chứng suy giảm trí nhớ mất tập trung có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.
Bên cạnh việc thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bị trí nhớ suy giảm không tập trung cũng có thể cải thiện tình trạng bằng một số cách:
Thực chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, nên chọn các loại thực phẩm tốt cho não bộ, không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa…
Luyện tập thể dục, thể thao, duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tạo không gian ngủ yên tĩnh…
Tham gia các hoạt động như giải câu đố, đọc sách, chơi nhạc cụ, học ngôn ngữ mới, … Nghe nhạc, tập thiền, yoga, đi cắm trại…
Hạn chế bia rượu, chất khích thích.
Kiểm soát huyết áp, đường huyết, cholesterol.
Thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 1 – 2 lần/năm dù có hay không có những dấu hiệu suy giảm trí nhớ.
Giao tiếp nhiều hơn giúp não hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn. Nên tiếp cận càng nhiều những cuộc giao tiếp tích cực, bổ ích và tránh xa những gì khiến bạn phải lo âu, tức giận.
Không lệ thuộc vào thiết bị điện tử bởi nó khiến con người trở nên ngại suy nghĩ, lười tư duy, dẫn đến việc não bộ mất dần khả năng tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin.
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để bộ não được nghỉ ngơi để có đủ sức khỏe cho ngày hôm sau.
Bs. Nguyễn Thanh Thủy