• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngừng thở khi ngủ có thể khiến lão hóa não, sa sút trí tuệ và đột quỵ

Những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ít cơ hội có giấc ngủ sâu, có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe não bộ, có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer hoặc đột quỵ. Đây là kết quả một nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Neurology.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy có mối liên quan giữa các vấn đề về giấc ngủ với suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, và nghiên cứu mới này được tiến hành nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng tiềm ẩn của hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Các nhà khoa học tại Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) đã sử dụng 2 biện pháp đánh giá sức khỏe não bộ để nghiên cứu những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ. Bằng cách sử dụng hình ảnh não bộ từ máy chụp cộng hưởng từ (MRI), họ có thể phát hiện ra các dấu hiệu lão hóa trong chất trắng và ở các kết nối thần kinh của não.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Diego Z. Carvalho, cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới rất quan trọng vì cho tới nay chưa có biện pháp điều trị nào để xử lý những biến đổi bệnh lý này trong não, vì vậy chúng ta cần tìm cách ngăn chặn chúng xảy ra hoặc trở nên tồi tệ hơn".

Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến lão hóa não, sa sút trí tuệ và đột quỵ - Ảnh 2.

Ngừng thở khi ngủ có thể liên quan đến lão hóa não.

Nghiên cứu bao gồm 140 người được chẩn đoán mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ, độ tuổi trung bình là 73 tuổi. Họ đều bị mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ dạng phổ biến nhất, đó là ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Rối loạn này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn luồng không khí ra vào qua mũi hoặc miệng, ngay cả khi người bệnh đang cố gắng thở.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu chụp cộng hưởng từ não bộ của tất cả đối tượng nghiên cứu và phân tích giấc ngủ qua đêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc suy giảm giấc ngủ sâu có liên quan trực tiếp đến biến đổi hình ảnh não bộ của người cao tuổi. Càng ít thời gian ngủ sâu, não bộ của họ trông càng già hơn.

Theo các chuyên gia, kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà khoa học có định hướng rõ hơn để tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa hội chứng ngừng thở khi ngủ và sức khỏe.

Thanh Liêm


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?