• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách trị môi khô nẻ tại nhà khi trời hanh khô

Môi khô nẻ có nhiều nguyên nhân, nhưng khi thời tiết hanh khô làm cho tình trạng này trở nên nặng nề hơn...

1. Vì sao môi khô nẻ hơn khi thời tiết hanh khô?

Môi khô nẻ và bong tróc nhiều hơn khi thời tiết hanh khô chủ yếu là do tình trạng thiếu nước. Khi thời tiết lạnh và khô thì lớp da bên ngoài môi mất đi chất dầu tự nhiên, dễ bị phá vỡ do đó dẫn đến môi bị khô, nứt, đau, thậm chí là rớm máu, đóng vảy... Khi môi khô, lại tạo ra thói quen liếm môi, thói quen này vô tình lại khiến môi khô nẻ hơn, bong tróc nhiều hơn.

Ngoài nguyên nhân thiếu nước, thì khô môi do sử dụng son, đặc biệt là son khó rửa trôi, chứa nhiều chì khi thời tiết hanh khô cũng là nguyên nhân môi khô nẻ nhiều hơn.

Mặc dù tình trạng môi khô nẻ khi thời tiết hanh khô không phải vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Người bị khô môi khá khó chịu như chảy máu, đau dấm dứt, xót miệng khi ăn… Do đó cần các biện pháp bảo vệ, chăm sóc để giữ được một làn môi tươi tắn.

Cách trị môi khô nẻ tại nhà khi trời hanh khô - Ảnh 1.

Khi thời tiết hanh khô, môi dễ bị nứt nẻ, chảy máu.

2. Cách tránh tình trạng môi khô nẻ

Để tránh cho môi bị khô nẻ, cách tốt nhất là tránh cho môi tiếp xúc với nguyên nhân gây khô môi. Đối với môi khô nẻ do thời tiết hanh khô, chúng ta cần chú ý đến các điều kiện:

- Tạo độ ẩm: Nên sử dụng máy tạo ẩm không khí nếu trong phòng đang quá hanh khô. Trong phòng nên để nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh nhưng cũng không quá ấm so với nhiệt độ bên ngoài. Khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang để môi tránh tiếp xúc trực tiếp với thời tiết hanh khô, khói bụi…

- Không liếm môi: Khi thấy môi khô và hành động liếm môi thường là vô thức, nhưng lại cần có ý thức ghi nhớ thói quen liếm môi sẽ khiến tình trạng môi nẻ càng trở nên tồi tệ. Do đó, nên từ bỏ thói quen này.

- Chọn son môi nhiều dưỡng hơn: Không sử dụng son môi bệt màu mà chọn loại son nhiều dưỡng môi. Hóa chất từ son môi sẽ khiến môi khô hơn, dễ nứt nẻ và bong tróc hơn. Mỗi ngày cần tẩy trang cho môi thật sạch, sau đó sử dụng kem dưỡng môi trước khi đi ngủ. Mỗi tuần cần tẩy da chết cho môi một lần. Trước khi tô son, cần sử dụng kem làm mềm môi, dưỡng ẩm cho môi. Có thể lặp lại son dưỡng môi nhiều lần mỗi ngày.

- Bổ sung nước: Nên uống đủ nước ấm từ 2-2,5l nước/ngày để cung cấp đử nước cho cơ thể cũng là cách hạn chế môi khô. Có thể bổ sung nước và vitamin qua các loại nước ép trái cây như cam, cà rốt, cà chua, dưa chuột…

3. Một số phương pháp khắc phục môi khô nẻ tại nhà

Khi môi đã bị khô nẻ do thời tiết, có thể khắc phục bằng những cách sau:

Mật ongMật ong có chứa hỗn hợp nhiều chất, bao gồm đường và các thành phần dinh dưỡng khác: Nước, cacbonhydrat, vitamin (B2, B3, B6, B9, C…), khoáng chất (photpho, sắt, kẽm, canxi, magie…) chất chống oxy hóa. Mật ong đã được chứng minh là rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp và có tính kháng khuẩn, chống viêm.

Do có tính kháng khuẩn, nên mật ong được sử dụng đề trị các vết thương ngoài da. Khi bị thương chỉ cần bôi lên vùng da tổn thương một lượng nhỏ, chia làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp làn da không đau rát, thời gian lành vết thương nhanh.

Trong cách trị môi khô nẻ, mật ong được coi là cách hiệu quả nhất. Chỉ cần lấy một chút mật ong nguyên chất thoa nhẹ nhàng lên môi 3 lần một ngày. Hoặc có thể trộn mật ong cùng cùng để tạo thành hỗn hợp dưỡng môi chống khô nẻ môi. Với cách này, chỉ sau vài lần đã khắc phục tình trạng bong da môi và trả lại làn môi mịn màng, tươi sáng.

Cách trị môi khô nẻ tại nhà khi trời hanh khô - Ảnh 3.

Mật ong có tác dụng rất tốt giúp giữ cho làn môi căng mọng.

- Dầu dừaDầu dừa có nhiều acid béo, do đó tác dụng rất tốt trong việc cung cấp độ ẩm, làm mềm mại cho môi và giúp giảm đau do môi nứt nẻ.

Dầu dừa có thể được coi như kem dưỡng ẩm tự nhiên cho môi và không gây ra tác dụng phụ. Có thể thoa dầu dừa 3 lần mỗi ngày, hoặc bất kỳ khi nào cảm thấy môi bị khô.

- Dưa chuộtLà một loại thực phẩm có tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt, do đó dưa chuột thường được sử dụng để đắp mặt nạ cho da mặt. Dưa chuột cũng là một loại thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn để cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất, giúp cho làn môi trở nên mịn màng hơn.

Ngoài ép dưa chuột để uống, thì có thể thái dưa chuột thành lát mỏng, hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên môi 15-20 mỗi lần; ngày 2-3 lần cũng giúp hạn chế khô môi.

- Vaseline, son dưỡng môiMỗi tối trước khi đi ngủ, có thể sử dụng vaseline hoặc son dưỡng môi để dưỡng ẩm cho môi. Vaseline cũng có thể thoa lên môi nhiều lần/ngày để môi được bảo vệ tốt hơn. Lưu ý lựa chọn vaseline, son dưỡng môi cần cân nhắc để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mình.

ThS.Trần Thị Luyến


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?