• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thời tiết hanh khô, nhiều người mắc bệnh về da

Thời tiết miền Bắc những ngày gần đây hanh khô, các bệnh về da tăng nhanh, vì sao?

Mùa đông các bệnh về da tăng cao  

Những ngày gần đây, Bệnh viện Da liễu Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân đến khám đông hơn với các bệnh về da như viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, da khô, ngứa, chàm, nứt nẻ do lạnh.

Không chỉ người lớn, nhiều trẻ em cũng được bố mẹ đưa đến trong tình trạng da khô đỏ, ngứa diện rộng bởi tình trạng viêm da cơ địa.

Đặc biệt, nhiều trường hợp đến khám do chăm sóc chưa đúng cách (như tự mua thuốc điều trị, tắm lá) khiến tổn thương da ngày càng trầm trọng.

Như trường hợp bà N.T. T (57, tuổi Hưng Yên), bệnh nhân đến khám bệnh trong tình trạng đau nhức vùng tai trái kèm theo xuất hiện các nốt mụn nước tập trung thành từng đám. Được biết trước đó ít ngày bệnh nhân thấy đau rát, châm chích vùng da sau đầu nhưng nghĩ do đau nhức thông thường nên chỉ ra quầy mua thuốc giảm đau uống nhưng không khỏi, sau đó xuất hiện các mụn nước, tập trung như chùm nho, đau nhói, đau giật tăng dần mới đi khám.

Tại đây, sau thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị Zona thần kinh vùng đầu mặt cổ được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.

Thuốc bôi da, không tùy tiện sử dụng - Ảnh 1.

Bệnh nhân thăm khám tại BV Da liễu Hà Nội.

Tương tự như bà T, chị N.A (32 tuổi, Hà Nội) cho biết khoảng 4 ngày trước thấy xuất hiện các nốt đỏ ở kẽ ngón tay, rất ngứa, chị ngãi nhiều khiến các nốt này vỡ loét, sau đó lan rộng ra các ngón tay, bàn tay. Tuy nhiên chị chủ quan nghĩ là bệnh về da thông thường nên chỉ ra mua thuốc về bôi, 2 ngày đầu sử dụng thuốc các vết loét khô lại đỡ ngứa, nhưng sang ngày thứ 3 tình trạng ngứa tăng lên, các mụn nước rỉ rịch mới đến bệnh viện thăm khám.

TS. BS Lê Đức Minh – Trưởng khoa Điều trị Tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Hà Nội chia sẻ, mùa đông thời tiết lạnh và hanh khô, cơ thể ít tiết mồ hôi và các axit hữu cơ là nguyên nhân khiến các bệnh về da nhiều và dễ chuyển biến nặng hơn. 

"Ước tính, mùa đông bệnh nhân thăm khám liên quan đến các bệnh về da tăng hơn 30% so với các thời điểm khác trong năm", TS Minh nói.

Đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa, không chỉ phổ biến ở người lớn, mà đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi cũng thường mắc căn bệnh này. Đây là căn bệnh mạn tính hay tái phát  liên quan đến tiền sử cá nhân, gia đình có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ, chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn. Bệnh thường tăng nặng khi thời tiết lạnh hanh.

Chăm sóc da đúng cách mùa đông

Thuốc bôi da, không tùy tiện sử dụng - Ảnh 2.

TS. BS Lê Đức Minh.

Chăm sóc da đúng cách để phòng ngừa mắc và tái phát các bệnh ngoài da trong mùa đông là rất quan trọng. Để phòng ngừa các bệnh viêm da, khô da TS. BS Lê Đức Minh khuyến cáo:

- Cần uống đủ nước (từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày) để giúp cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Khi trời lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da trở nên khô sần, mất nước nên cần cung cấp nước đầy đủ, kịp thời.

- Tăng cường các loại rau củ, trái cây, chúng không chỉ giúp bổ sung nước mà còn cung cấp vitamin cùng các chất khoáng có lợi cho da. Đặc biệt, vitamin B còn giúp phục hồi những làn da bị khô nẻ, do đó nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B từ thịt gà, cá ngừ, ngũ cốc, các loại đậu, bơ, chuối.

- Tránh chà xát và gãi vùng da tổn thương.

- Mặc các loại vải mềm mại, thoáng khí. Nếu muốn mặc len và các loại vải thô khác, hãy mặc một lớp vải coton bên trong.

- Che chắn cho da cẩn thận khi ra ngoài bằng bôi kem chống nắng. Sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không tắm quá lâu, dùng nước quá nóng.

- Tuyệt đối không tắm các loại lá vì khiến da khô hơn do làm thay đổi độ pH da và có chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Tắm nước vừa ấm, không tắm nước quá nóng gây khô, nẻ da.

- Bôi kem dưỡng ẩm cho da vừa có tác dụng chống khô da vừa tránh ngứa, tránh tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày, dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.

Lưu ý: Đối với các bệnh da hay gặp vào mùa đông, việc dưỡng ẩm cho da là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không  phải cứ bôi kem dưỡng ẩm lên da là xong, mà cần phải bôi đúng cách thì da mới giữ được độ ẩm lâu. Người ta khuyến cáo rằng, cần bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày, trong ngày có ít nhất một lần khóa ẩm cho da.

Khóa ẩm bằng cách: ngâm người trong bồn tắm hoặc xả người dưới vòi nước ấm trong khoảng 15 phút, dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng. Sau đó bôi kem giữ ẩm toàn thân. Nếu bôi kem giữ ẩm khi da đang khô thì chỉ một thời gian ngắn là da bị khô trở lại.

- Một vấn đề nữa cũng cần hết sức lưu ý đó là việc sử dụng thuốc bôi da. Thuốc bôi cũng như thuốc uống (trừ mỹ phẩm) đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, đặc biệt là bôi ở mặt và các vùng da mỏng. Các thuốc bôi có corticosteroid bôi kéo dài sẽ gây giãn mạch, teo da, phát ban trứng cá... Chính vì vậy, người dân không được tự mua thuốc về sử dụngBS Minh khuyến cáo.

Ngọc Anh


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?