Để trẻ phát triển tối ưu chiều cao, cha mẹ cần biết những điều này
Để giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu - ngay cả khi không có di truyền chiều cao tốt, ngoài các yếu tố dinh dưỡng, vận động, môi trường sống, giấc ngủ… thì cha mẹ cần lưu ý những điều sau.
Yếu tố quyết định rất lớn đến chiều cao của trẻ
Có nhiều yếu tố quyết định đến tăng trưởng chiều cao của trẻ, trong đó có thể kể đến yếu tố di truyền, tập luyện thể thao, giấc ngủ và môi trường sống của trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy việc tập luyện thể dục – thể thao thường xuyên, chọn môn thể thao thích hợp, cường độ tập phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe của trẻ là "chìa khoá" góp phần mở đường cho trẻ phát triển chiều cao vượt trội.
Cha mẹ nên chủ động khuyến khích con tích cực vận động ngoài trời nhiều hơn, bằng việc tập luyện các môn thể thao tăng chiều cao như: Bơi lội, bóng rổ, cầu lông… để giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối ưu. Điều này tránh được tình trạng trẻ nghỉ hè dành nhiều thời gian xem tivi, đọc truyện hay chơi game.
Dù yếu tố môi trường sống không phải mang tính quyết định đến việc tăng chiều cao cho trẻ, tuy nhiên, yếu tố từ môi trường sống vẫn có thể tác động đến sự phát triển chiều cao, thể chất và sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường sống thoải mái và trong lành, hạn chế sự ô nhiễm không khí, nước, thuốc lá, tiếng ồn, dùng kháng sinh theo chỉ định, tiêm vaccine phòng bệnh đủ theo khuyến cáo… sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu.
Dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Một chế độ ăn cân bằng, khoa học sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Ngoài ra, khi nhắc đến chiều cao, đa số mọi người đều nghĩ đến bổ sung thực phẩm giàu canxi thông qua bữa ăn hàng ngày, vì đó là yếu tố quan trọng nhất đối với chiều cao, cũng như sự phát triển về răng của trẻ.
Tuy nhiên, điều này không hẳn là vậy. Bên cạnh yếu tố thực phẩm giàu canxi không thể thiếu này, thì không thể không nhắc đến các vi chất khác như vitamin D, magie, phosphate… góp phần tạo nên sự hấp thu, cũng như cân bằng của canxi trong cơ thể, từ đó giúp trẻ hấp thu và phát triển tốt nhất.
Một trong các dưỡng chất quan trọng được các nhà khoa học phát hiện gần đây là vitamin K2. Vitamin K2 có nhiều tác dụng đối với hệ xương khớp cũng như hệ tim mạch. Nếu như không có vitamin này thì canxi sẽ đi vào mọi nơi bất kì, khi đó canxi có xu hướng gắn vào mô mềm, vào mạch máu (như động mạch vành ở tim, động mạch thận…) hơn là gắn vào xương của trẻ, gây ra nhiều tác hại như bệnh xương khớp, vôi hóa mạch máu, giãn tĩnh mạch, sỏi thận, suy thận… hơn là giúp ích cho cơ thể.
Ngoài ra, vitamin K2 còn giúp làm cân bằng sự tạo xương cũng như hủy xương trong cơ thể hợp lý, nhằm tăng cường mật độ xương, giúp xương có đủ "nguyên liệu" để phát triển chiều dài.
Vitamin K2 chỉ có nguồn gốc từ tự nhiên, theo nghiên cứu chúng có ở thực phẩm như: Lòng đỏ trứng, thịt, gan gia cầm, đậu nành lên men hoặc từ các sản phẩm sữa, nước trái cây… Ví dụ như 100g thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin K2 phải kể đến: Đậu tương lên men (natto) có 939 mcg, gan ngỗng có 369 mcg, gan bò có 106 mcg, thịt gà có 35,7 mcg…
Như vậy, có thể nói chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, canxi, phospho, axit folic, vitamin D, K, axit béo không no… Trẻ sau khi sinh cần được duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học theo từng độ tuổi, với khẩu phần ăn phù hợp để trẻ được phát triển và tăng chiều cao tốt nhất. Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai, ngô…), chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa…) cùng các loại vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, người mẹ cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K (thường có trong tôm cua, đậu phụ, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…) để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, hoặc thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì.