• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dấu hiệu thường gặp khi tăng đường huyết

Lượng đường trong máu tăng cao thường xuất hiện ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, vì thế họ phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp kiểm soát. Các dấu hiệu cảnh báo về lượng đường trong máu cao thường xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Do đó, không bao giờ được bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo.

 Lượng đường trong máu tăng cao cũng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động hằng ngày. Vì thế, việc tăng hay giảm đường máu là điều bình thường ngay cả những người không được chẩn đoán mắc bệnh. Tuy nhiên khi mức đường máu cao liên tục có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng lâu dài đến các cơ quan khác như mắt và thận. Các chuyên gia y tế cho biết các dấu hiệu cảnh báo về lượng đường trong máu cao thường xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tuần. Vì vậy, không bao giờ được bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo.

Triệu chứng thường gặp khi tăng đường huyết

Luôn khát nước

Điều chỉnh lượng đường trong máu phụ thuộc phần lớn vào thận. Với người bình thường, thận lọc glucose (đường) dư thừa ra khỏi máu và tái hấp thu nó để nước tiểu có ít hoặc không có glucose. Nếu bạn bị tăng đường huyết, quá trình này sẽ khó khăn hơn vì thận phải làm nhiều hơn để hấp thụ lượng glucose dư thừa.

Khi các mô mất nhiều chất lỏng, bạn càng muốn uống nước nhiều hơn. Nếu bạn nhận thấy uống bao nhiêu nước nhưng vẫn khô rát, khô miệng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu tăng đường huyết.

Mắt mờ đi

Lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến bệnh võng mạc. Trên thực tế, bệnh nhân cao tuổi thường rất dễ bỏ qua triệu chứng này, thậm chí có người còn nhầm tưởng là do lão hóa. Vì vậy, người cao tuổi sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra đáy mắt định kỳ 6 tháng một lần, để tránh gặp phải các tổn thương võng mạc mà không hề hay biết.

Tăng cảm giác đói

Quá nhiều đường trong máu có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói. Nhưng bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao.

Đi tiểu nhiều hơn

Thường gặp nhất là vào ban đêm có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao. Đây là kết quả của việc làm loãng lượng đường dư thừa trong máu và đào thải nó ra ngoài qua nước tiểu.

Đói thường xuyên hơn

Khi lượng đường dư thừa trong máu đồng nghĩa với việc cơ thể không thể sử dụng nó để làm nhiên liệu. Do đó, các tế bào thiếu năng lượng, khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên hơn. Nhưng bạn càng tiêu thụ nhiều carbohydrate, lượng đường trong máu càng tăng cao.

Luôn mệt mỏi

Các tế bào thiếu năng lượng khiến cơ thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên sau khi ăn một bữa ăn, nhất là một bữa ăn giàu carbohydrate.

Mất ham muốn tình dục

Nếu nam giới mắc bệnh tiểu đường mà đột ngột giảm ham muốn và thời gian cương cứng ngắn thì nên cảnh giác, rất có thể đã bị rối loạn chức năng tình dục do tăng đường huyết.

Tóm lại: Nếu bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu không bình thường và nghi ngờ bị tăng đường huyết, hãy đi kiểm tra để chẩn đoán sớm. Trường hợp bạn không bị đái tháo đường và tăng đường máu chỉ mang tính nhất thời, bạn nên điều chỉnh lối sống theo tư vấn của bác sĩ. Trường hợp bạn đang bị đái tháo đường, cần kiểm tra đường huyết nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây. Bạn nên tăng cường đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ, dinh dưỡng hợp lý, uống thêm nước và điều chỉnh thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

                                                                  


Tác giả: Đỗ Huế
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?