• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế

Chuyển đổi số y tế với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân thông qua hệ thống y tế bền vững, trong đó bảo đảm yếu tố chất lượng, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, giảm chi phí y tế và tăng khả năng tự chăm sóc sức khỏe của nhân dân...

Đây là nhấn mạnh của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại cuộc họp Nhóm đối tác y tế chuyển đối số trong y tế Việt Nam đến năm 2030 do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức hôm nay 5/12 ở Hà Nội.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 1.

Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại cuộc họp Nhóm đối tác y tế chuyển đối số trong y tế Việt Nam đến năm 2030

Dự cuộc họp về phía Bộ Y tế còn có Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức cùng lãnh đạo các Vụ/Cục đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

Về phía các đối tác quốc tế có sự hiện diện của TS Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam; bà Silvia Danailov, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam; ông DU VILLE Pierre – Trưởng đại diện, phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam; ông Hiraoka Hisakazu - Phó Trưởng Đại diện JICA Việt Nam; bà Joanna Skoczek – Trưởng phái đoàn, đại biện lâm thời, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam; Bà T. Ajungla Jamir – Phó Đại sứ, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo của nhiều tổ chức quốc tế khác đang đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam tham dự cuộc họp.

Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số y tế

Phát biểu tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan trân trọng cám ơn sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác phát triển, các cơ quan, các bộ, ban ngành dành cho ngành y tế trong năm qua cũng như những sáng kiến, hỗ trợ và hợp tác trong thời gian tới; đồng thời mong muốn quan hệ hợp tác đối tác ngày càng phát triển sâu rộng và bền chặt hơn nữa.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 2.

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, TS Angela Pratt phát biểu tại cuộc họp.

Dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lời cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác hiệu quả của Tổ chức Y tế thế giới, cho việc duy trì và phát triển các hoạt động của diễn đàn Nhóm đối tác y tế.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: Nhìn lại năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của toàn ngành Y tế, sự phối hợp của các bộ, ngành và đặc biệt sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, ngành y tế đã đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Công tác về y tế dự phòng, khám chữa bệnh tiếp tục được hoàn thiện và triển khai trên cơ sở khung pháp lý dần hoàn thiện hơn. Chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng đặc thù được tăng cường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và mức độ bao phủ.

Công tác xây dựng, tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách cho hoạt động của ngành tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đẩy mạnh. Bộ Y tế đã tham mưu trình Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật theo thẩm quyền trong đó đặc biệt tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra, Quốc hội đã thông qua 2 Luật quan trọng đối với hoạt động của ngành y tế đó là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dược.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 3.

Quang cảnh cuộc họp

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, chuyển đổi số được xác định là chủ trương lớn có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đây là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan và ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững, góp phần hiện thực hóa xây dựng đất nước thịnh vượng. Là một trong các lĩnh vực có tác động xã hội lớn, liên quan tới sức khỏe và người dân nên ngành Y tế rất cần ưu tiên triển khai chuyển đổi số.

Xác định đẩy mạnh chuyển đổi số là một chủ trương lớn, là hướng đi tất yếu để bảo đảm thích ứng với bối cảnh mới, năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng về chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trước đó, tháng 12/2020 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chia sẻ đến bạn bè quốc tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết với quyết tâm, nỗ lực cùng với sự hỗ trợ, hợp tác của các Bộ ngành, các đối tác, thời gian qua, Bộ Y tế bước đầu đã triển khai các nhiệm vụ và mang lại một số kết quả như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và giám định thanh toán BHYT; khám, chữa bệnh từ xa, xây dựng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên hệ thống định danh quốc gia (VneID); triển khai quản lý hồ sơ bệnh án điện tử.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, TS Angela Pratt chủ trì cuộc họp.

Khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip hoặc qua ứng dụng định danh điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh; thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế dự phòng và một số lĩnh vực chuyên môn, xây dựng phần mềm quản lý trạm y tế xã thống nhất.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Bộ Y tế đã triển khai một số hệ thống khác, như hệ thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia, ngân hàng thuốc, triển khai một số ứng dụng AI, chủ yếu trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh…

Người đứng đầu ngành y tế cũng thẳng thắn cho hay những lợi ích của chuyển đổi số là không thể phủ nhận; tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác đầy đủ tiềm năng, cơ hội và lợi ích do y tế số mang lại, đồng thời quản lý và hạn chế các rủi ro và nguy cơ do số hóa, bảo đảm việc mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

Mặc dù, bước đầu, các cơ sở y tế đã triển khai được các ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người bệnh và nhân viên y tế, tuy nhiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển hơn nữa các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, đặc biệt là tạo lập cơ sở dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin y tế...

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 5.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 6.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 7.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 8.

Đại diện Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế TP Cần Thơ tham luận tại cuộc họp.

Thực hiện chuyển đổi số y tế ở bệnh viện hạng đặc biệt: 'Vươn lên từ đáy'

Chia sẻ về quá trình thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh viện Bạch Mai quyết tâm triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện. Đến thời điểm này mới có 90/1400 bệnh viện thực hiện bệnh án điện tử, chứng tỏ còn rất nhiều khó khăn, rào cản trong triển khai.

"Là bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên triển khai bệnh án điện tử, Bệnh viện Bạch Mai ước mơ hướng tới bệnh viện thông minh, không giấy tờ. Tầm nhìn của chúng tôi là tất cả người bệnh khi đến Bệnh viện Bạch Mai chỉ cần sử dụng smart phone, các y bác sĩ đi buồng, thăm khám bệnh nhân chỉ cần máy tính bảng; lưu trữ thông tin đầy đủ tình trạng người bệnh. Về hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh viện cũng rất mong muốn triển khai"- PGS.TS Vũ Văn Giáp nói.

PGS. Giáp cũng bày tỏ, bệnh viện khởi đầu với giấc mơ lớn về chuyển đổi số toàn diện trên nền tảng còn rất sơ sài, thực sự là 'vươn lên từ đáy'. Thực tại hạ tầng công nghệ thông tin của bệnh viện hết sức cũ, nát, hỏng hóc rất nhiều; có những máy bật không lên. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều bệnh viện. Nhưng bằng sự quyết tâm thực hiện; cán bộ, nhân viên Bệnh viện quyết tâm bắt tay vào làm. Bệnh viện xác định 3 trụ cột quan trọng là: Nhân lực công nghệ thông tin, hạ tầng máy chủ và sự liên thông kết nối.

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã phổ biến, quán triệt toàn bệnh viện, tất cả cán bộ, nhân viên phải xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 9.
Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 10.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 11.

Đại diện các tổ chức, nhóm đối tác quốc tế tham luận tại cuộc họp nhóm đối tác.

PGS.TS Vũ Văn Giáp cho biết thêm, được sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông, Bệnh viện Bạch Mai đã lựa chọn phần mềm mã nguồn mở, thực hiện miễn phí trong các cơ sở y tế, không phải đấu thầu mà chỉ mất chi phí cài đặt, hướng dẫn triển khai thực hiện. Chúng tôi tự tin triển khai phần mềm này.

"Thực tế bệnh viện đã triển khai thành công. Hình ảnh các bác sĩ đã chỉ dùng máy tính bảng để đi buồng, tất cả kết quả khám, chụp, thông tin bệnh án của người bệnh, thuốc sử dụng… được thể hiện hết trên thiết bị này. Đặc biệt chữ ký số đã được áp dụng để thuận tiện trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh.

Chỉ sau 2 tuần chính thức triển khai, bệnh viện Bạch Mai đã hoàn toàn không dùng bệnh án giấy, chuyển toàn bộ sang bệnh án điện tử"- PGS.TS Vũ Văn Giáp nói.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Vũ Văn Giáp, về ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai đã cùng các đơn vị triển khai thành công đề tài nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán ung thư phổi qua phân tích ảnh CT lồng ngực, ảnh nội soi phế quản ống mềm và ảnh mô bệnh học.

Các nhóm đối tác quốc tế bày tỏ tiếp tục đồng hành cùng ngành y tế

Theo TS Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam: Để đảm bảo tiềm năng của y tế số trong việc cải thiện sức khỏe có thể được hiện thực hóa, cần một môi trường thuận lợi, dựa trên quản trị mạnh mẽ - bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chính sách rõ ràng và sự quản lý để thực hiện chuyển đổi một cách có đạo đức, an toàn, bảo mật và công bằng.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 12.

Đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông phát biểu.

Bà Angela Pratt cũng cho rằng một quá trình chuyển đổi y tế số thành công cũng đòi hỏi phải lắng nghe tiếng nói của bệnh nhân và những người sử dụng dịch vụ khác, nhân viên y tế, các nhà lãnh đạo y tế và các nhà hoạch định chính sách trên khắp các cơ quan khác nhau, sau đó hợp tác giữa các ngành và đối tác để thực hiện.

"Trong tất cả những điều này, chúng tôi tự hào được đồng hành cùng Việt Nam, bao gồm thông qua hỗ trợ phát triển chính sách, cũng như tạo điều kiện cho đối thoại về một số vấn đề thách thức, trong đó có chuyển đổi số y tế hôm nay"- TS Angela Pratt nói.

Tại cuộc họp đại diện các đối tác phát triển bày tỏ đánh giá cao tinh thần khẩn trương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Y tế về các hoạt động của ngành y tế năm qua. Đồng thời các đối tác đánh giá cao những kết quả ngành y tế Việt Nam đạt được năm 2004 đặc biệt trong công tác tham mưu, xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách.

Trên cơ sở những quan tâm mà ngành y tế tập trung triển khai thời gian tới, đặc biệt là vấn đề chuyển đổi số y tế, các nhóm đối tác đều bày tỏ cam kết tiếp tục đồng hành cùng ngành y tế và cũng đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất cho ngành.

Bộ Y tế đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế- Ảnh 13.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức, TS Angela Pratt cùng các đại biểu quốc tế, Việt Nam tham dự cuộc họp nhóm đối tác y tế.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đào Hồng Lan một lần nữa gửi lời cảm ơn những chia sẻ của đại diện các bộ, ngành; các đối tác phát triển về chuyển đổi số y tế, các kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các bạn rất quan tâm đến công tác chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung, chuyển đổi số y tế nói riêng.

Theo Bộ trưởng qua các ý kiến tham luận tại cuộc họp của cả chuyên gia các bộ, ngành cũng như các đối tác quốc tế khẳng định cần thiết tập trung thực hiện chuyển đổi số y tế vì những lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp... giúp tiết kiệm được thời gian, tránh lãng phí, nguồn lực... cho cả cơ quan quản lý và người dân.

"Cùng đó, thông tin hôm nay cũng cho thấy còn nhiều vấn đề thách thức như tài chính bền vững, thể chế, nguồn nhân lực, đường truyền, cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, liên thông kết quả xét nghiệm... của các bệnh viện trong thực hiện chuyển đổi số... cần tiếp tục sự cố gắng nỗ lực của chúng tôi và cả sự quan tâm, đồng hành của các bạn"- Bộ truỏng Đào Hồng Lan bày tỏ.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề xuất lập nhóm đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế. Bộ trưởng giao Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm tổng chỉ huy thực hiện chuyển đổi số y tế của ngành, Vụ hợp tác Quốc tế là đầu mối tập hợp ý kiến của các đối tác quốc tế về chuyển đổi số y tế để có thể sang tháng 1/2025 có dự thảo nội dung này của nhóm; Cục Khoa học công nghệ và đào tạo làm đầu mối về chuyên môn.

Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao và rất cần sự chung tay, hỗ trợ và hợp tác của các Bộ ngành, các cơ quan, tổ chức và các đối tác phát triển trong công cuộc số hóa ngành y tế. Tầm nhìn, chuyên môn, kinh nghiệm và bài học thực tiễn từ các quốc gia, các đối tác và các đơn vị thực hiện sẽ là nguồn tham vấn và hỗ trợ năng lực quý báu cho Bộ Y tế, giúp Bộ Y tế bổ sung nguồn lực và năng lực trong quá trình chuyển đổi số.

Thái Bình/ Ảnh: Trần Minh


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?