• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ

Như chúng ta đã biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh vả trẻ nhỏ. Đây là loại thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Bởi thế Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ.

Chị Lê Thị Hoa, xã Đức Thắng – huyện Tiên Lữ đang nuôi con nhỏ 4 tháng tuổi cho biết: “Khi sinh cháu, tôi phải mổ nên mấy ngày đầu sữa rất ít, cháu phải uống sữa công thức, nhưng khi sữa nhiều tôi chỉ cho con bú sữa mẹ chứ không cho con uống sữa công thức nữa vì tôi hiểu sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con lúc còn nhỏ”.Trong khi đó, có một số bà mẹ cho con uống sữa công thức bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: Mẹ sinh mổ hoặc do cơ địa không đủ sữa cho con, sữa bị loãng… khiến trẻ chậm lớn, không tăng cân; cho con uống sữa công thức thì mẹ hay bất cứ người nào trong gia đình đều có thể cho bé uống được, thậm chí có người không cho con bú sữa mẹ vì sợ xấu tới bản thân, điều này hết sức sai lầm.

Theo các nghiên cứu khoa học: Sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (calo, protein, lipit, lactose, vitamin A-C-D, muối khoáng, axit béo không no…). Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà trẻ cần, làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu ở trẻ em, bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng hô hấp, tai và một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm. Sữa mẹ có chất kháng khuẩn và chống dị ứng, là nguồn thức ăn vô khuẩn, sạch sẽ nhất, có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.Chất lượng sữa mẹ tốt, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa. Trong sữa mẹ có 60% đạm whey và 40% casein; đầy đủ các axit amin cần thiết, tỷ lệ cân đối, phù hợp với trẻ em. Casein trong sữa mẹ giúp trẻ giảm mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy, viêm tai và dị ứng. Trong sữa mẹ có nhiều axit béo không no, có tiền chất của DHA và ARA tốt cho sự phát triển của trí não và mắt ở trẻ nhỏ.Trong sữa mẹ có lipase, là men giúp tiêu hóa và thu nhận các chất mỡ. Chính vì vậy khi trẻ dùng sữa mẹ, mặc dù lượng mỡ cao, nhưng tiêu hóa tốt và không đầy bụng. Khoáng chất trong sữa mẹ cũng đầy đủ. Sữa mẹ đủ sắt, dễ hấp thu; vitamin C góp phần hấp thu sắt, bảo vệ cơ thể chống oxy hóa. Vitamin C rất dễ bị oxy hóa, dễ bốc hơi nên khi trẻ uống trực tiếp từ sữa mẹ, sẽ tận dụng được nguồn vitamin C đó và lượng sắt trong sữa mẹ tuy có thấp, nhưng trẻ vẫn hấp thu tốt. Ngoài các vitamin, dưỡng chất quan trọng, sữa mẹ còn có vai trò miễn dịch. Khi trẻ sinh ra, chưa có hệ miễn dịch cơ thể, dần dần mới tạo thành. Quá trình hình thành hệ miễn dịch của trẻ hoàn chỉnh như người lớn sẽ mất 5 năm. Vì vậy, trong những năm đầu đời, các kháng thể trong cơ thể mẹ sẽ mang từ sữa mẹ đưa qua cơ thể bé, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.

Khi trẻ bú mẹ, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng thấp. Trong sữa non, tế bào miễn dịch chứa nhiều kháng thể và một số chất có tác dụng tăng cường chống siêu vi trùng. Trong axit béo của sữa mẹ có khả năng làm vỡ một số màng bọc của một loại virus có vỏ bọc, vì vậy giúp trẻ đỡ nhiễm vi khuẩn đó.Ngoài vai trò dinh dưỡng, sữa mẹ còn có tác dụng làm giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ bú sữa mẹ sẽ ít bị nguy cơ đái tháo đường, tim mạch khi trưởng thành.

Khi trẻ bú mẹ, quan trọng là hình thành mối quan hệ gắn bó mẹ - con. Nếu trẻ bú mẹ, tình mẫu tử của mẹ được khơi gợi rất nhiều, tăng tình yêu của mẹ với con; giúp trẻ nhận thức, nhận biết mẹ tốt hơn và phát triển trí não nhanh hơn.Trẻ bú mẹ còn bảo vệ sức khỏe mẹ, làm cho mẹ chậm có thai, giảm nguy cơ chảy máu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng... Người ta thấy tỷ lệ những bà mẹ không cho con bú mà khi lớn tuổi, sang tuổi trung niên sẽ có khả năng bị ung thư vú, ung thư buồng trứng tăng…

                                                              Hồng Thắm TH


Tác giả: Hồng Thắm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?