Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật
Thực hiện Quyết định số 2170/QĐ-BYT ngày 05/08/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Sở Y tế ban hành Công văn số 1555/SYT-NV ngày 09/08/2022 về việc Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật và đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện.
Theo đó trẻ khuyết tật thường gặp khó khăn ở nhiều lĩnh vực trong quá trình phát triển. Để can thiệp phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Phối hợp PHCN theo nhóm là sự phối hợp nhiều ngành cho trẻ khuyết tật, là quá trình các nhà chuyên môn từ nhiều chuyên ngành khác phối hợp với nhau, đồng thời phối hợp cùng cha mẹ, người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ và các nhân lực có liên quan khác để chung sức, hỗ trợ, đảm bảo tính phối hợp, thống nhất, đồng bộ và tính hiệu quả trong suốt quá trình can thiệp phục hồi chức năng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phục hồi chức năng theo nhóm đa ngành, lấy người bệnh/gia đình làm trung tâm giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng hiệu quả phục hồi chức năng, giảm thời gian nằm viện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, phối hợp nhóm không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh mà còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn, cải thiện khả năng làm việc nhóm, tạo được niềm tin chung cho các thành viên nhóm trong quá trình phục hồi chức năng. Tại Việt Nam, đội ngũ nhân lực làm công tác phục hồi chức năng ở các bệnh viện chủ yếu bao gồm: bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng gồm kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu và điều dưỡng. Một số bệnh viện có kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và một số ít bệnh viện chuyên khoa hoặc tuyến Trung ương có thêm kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình, cán bộ tâm lý lâm sàng ... Số lượng kỹ thuật viên về hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu hiện nay tại Việt Nam còn hạn chế nên tại nhiều bệnh viện chủ yếu cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu cho người bệnh.
Hoạt động phối hợp nhóm trong trình chẩn đoán, can thiệp và quản lý trẻ khuyết tật thực hiện các bộ câu hỏi/test sàng lọc rối loạn phát triển cho trẻ3. Trong quá trình chẩn đoán tùy từng trường hợp bệnh và thực trạng nhân lực tại bệnh viện, bác sĩ PHCN có thể cần yêu cầu phối hợp các nhà chuyên môn khác (bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, cán bộ tâm lý lâm sàng, kỹ thuật viên PHCN… để đánh giá cụ thể về chuyên khoa theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ PHCN có thể đưa ra kết luận chẩn đoán sau khi thăm khám lâm sàng, hoặc dựa theo kết quả đánh giá của các thành viên khác để chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán xác định, chẩn đoán mức độ nặng và phát hiện các vấn đề sức khỏe kèm theo. Trong những trường hợp phức tạp có thể cần họp cùng nhau để thảo luận/hội chẩn và ghi vào bệnh án. Bác sĩ PHCN thông báo cho gia đình về kết quả chẩn đoán, cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh và các phương pháp can thiệp hiện có, có thể áp dụng và tìm hiểu mong muốn nhu cầu can thiệp của gia đình. Bác sĩ PHCN xác định các lĩnh vực người bệnh cần được lượng giá, can thiệp và tập PHCN.
Đối với gia đình cung cấp thông tin cho bác sĩ PHCN về tình trạng sức khỏe của người bệnh và nhu cầu can thiệp. Các thành viên nhóm thực hiện lượng giá chuyên sâu tương ứng với lĩnh vực chuyên môn của mình. Bảng biểu lượng giá của từng chuyên khoa và cho từng nhóm đối tượng được hướng dẫn chi tiết trong các hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, hoặc các bệnh viện xây dựng4. Cùng xác định các mục tiêu can thiệp chính và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở nhu cầu của trẻ, gia đình và kết quả lượng giá. Cung cấp thông tin cho gia đình về kết quả lượng giá, mục tiêu can thiệp và kế hoạch can thiệp. Trao đổi với gia đình để xác định mục tiêu can thiệp SMART mục tiêu cụ thể, đo lường được, chấp nhận được, thực tế và có giới hạn thời gian hoàn thành và để họ lựa chọn chương trình can thiệp cụ thể…