• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hải Thượng Lãn Ông: Tấm gương sáng về y đức, y đạo và y thuật

Năm 2024, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nằm trong danh sách các “danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025” được Tổ chức UNESCO vinh danh. Là danh y lỗi lạc của lịch sử y học dân tộc, ông để lại cho hậu thế kho tàng y học vô giá, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của y học cổ truyền nước nhà, tiêu biểu là bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – bộ sách được coi là “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại. Trải qua bao thế kỷ, những di sản quý báu đó vẫn còn nguyên giá trị, có tầm ảnh hưởng sâu rộng mang tầm vóc quốc tế.

Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh năm 1724, nguyên quánthôn Văn Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên). Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, ông nội là Lê Hữu Danh đâị Nhị Giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư dưới triều Lê Dụ Tông. Lê Hữu Trác sớm theo cha (Tiến sĩ – Ngự sử Lê Hữu Mưu) học tập ở kinh kỳ và đã đậu Tam trường Trải qua 15 năm kinh nghiệm lận đận, thân thể bị bệnh đi chữa trị, ông quyết định chọn y học để cứu mình, cứu người. Vào quê ngoaị ở Hương Sơn, Hà Tĩnh, ông làm nhà cạnh rừng và dành thời gian nghiêm cứu Đông y. Tâm niệm làm nghề của Đại danh y là, đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ vủa mình, không nên cầu lợi kể công. Với ông, chữa bệnh phải toàn diện. Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay những người mồ côi góa bụa hiếm hoi lại càng nên chăm sóc đặc biệt; những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại tùy sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn thì vẫn đi đến chỗ chết…

Chọn nghề thuốc làm lẽ sống của đời mình, ông dồn hết tâm huyết, trí tuệ cho y học, ông đã để lại những di sản y học quý báu cho nhân loại. Vừa chữa bệnh, ông còn mở trường đào tạo thầy thuốc. Qua kinh nghiệm trị bệnh, Lê Hữu Trác đã đúc rút những phương thức trị bệnh riêng và làm tài liệu hướng dẫn các môn sinh sao cho việc ứng dụng phải hợp nhất, y lý phải giản đơn, rõ ràng, dược liệu phải chính xác và công hiệu. Ông đã sưu tầm, phát hiện hàng trăm vị thuốc Nam (Lĩnh Nam bản thảo), tổng hợp hàng nghìn kinh nghiệm phổ biến cho Nhân dân. Ông đã dày công biên soạn sách, chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền để lại cho đời sau. Bộ Y tông tâm lĩnh (gồm 28 tập, 66 quyển) bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nộikhoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, sản khoa, thương khoa, cấp cứu và cả đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh… Bộ sách được thế giới đánh giá là “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất vủa Việt Nam thời trung đại, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, mở đường cho sự phát triển của y học cổ truyền Việt Nam. Bộ Y tông tâm lĩnh của ông đã được giới thiệu, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ…

Năm 2024, kỷ niện 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp của ông với lĩnh vực y học, văn hóa, văn học, lịch sử, khoa học, nhất là y học của Việt Nam và thế giới; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Hưng Yên và phát huy giá trị tư tưởng của Đại danh y, tạo thêm động lực và nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hưng Yên. Dự kiến quý II/2024 tỉnh sẽ phối hợp với Bộ ngoại giao, tổ chức UNESCO và các đối tác quốc tế tổ chức hội thảo, tọa đàm, tổ chức sự kiện quảng bá giá trị tư tưởng, công lao to lớn của Đại danh y gắn với tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, giá trị, cơ hội phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của con người, vùng đất Hưng Yên; tổ chức các hoạt động giao lưu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của 2 tỉnh Hà Tĩnh (quê ngoại của Đại danh y) và Hưng Yên trong suốt năm 2024, tập trung vào quý IV/2024…

Tại khu di tích Hải Thượng Lãn Ông ở Liêu Xá, lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất và lễ h ội Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác diễn ra từ ngày 14-15 tháng Giêng. Trong suốt cuộc đời làm thuốc của mình, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã đúc kết tinh hoa của y học nhân loại và y dược cổ truyền Việt Nam. Di sản của ông để lại vẫn còn nguyên giá trị và được các thế hệ ngành y tế Việt Nam kế thừa, sử dụng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Cuộc đời của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bề bến. Ông xứng đáng là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học cổ truyền nước nhà, là tấm gương sáng chói về y đức, y đạo, y thuật cho muôn đời noi theo.


Tác giả: Đỗ Huế
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?