Đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Những năm gần đây, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ngày càng được tổ chức sâu rộng, thiết thực, ý nghĩa, chuyên nghiệp với sự hưởng ứng, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, địa phương cùng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn; nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo với các chương trình khuyến đọc đã tạo ra không gian văn hóa thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân; tạo dựng nét đẹp văn hóa, thúc đẩy thói quen đọc sách, nuôi dưỡng tình yêu sách, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nhằm thiết thực hưởng ứng sâu rộng, phát huy giá trị của sách, góp phần tích cực tạo thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, ngày 24/04/2025 Sở Y tế có Công văn số 1062/SYT-VP về việc Đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, theo đó, Sở Y tế yêu cầu các phòng chức năng thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế tiếp tục đẩy mạnh tổ chức và tuyên truyền Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam với những nội dung cụ thể sau:
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc ban hành và triển khai chủ trương, chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm thúc đẩy văn hóa đọc, coi phát triển văn hóa đọc là trách nhiệm của mỗi ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị và toàn thể CBVC-NLĐ. Nghiên cứu phát động, khuyến khích phong trào "Toàn dân đọc sách" bằng nhiều hành động cụ thể, thiết thực; thu thập, đa dạng hóa các thể loại sách, bao gồm cả sách in và sách điện tử để đáp ứng nhu cầu đọc của CBVC-NLĐ.
Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng truyền thống, phòng giao ban và không gian đọc: Đầu tư phát triển phòng đọc,tạo không gian đọc tại các địa điểm chờ như hành lang các khoa, phòng trong các cơ quan, đơn vị, các bệnh viện... phát triển thói quen đọc sách mọi nơi và tạo môi trường học tập cho CBVC-NLĐ nhằm xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí.
Đẩy mạnh các hoạt động khuyến đọc, dần thúc đẩy sâu phong trào toàn dân đọc sách gắn với học tập suốt đời thông qua phát động tuần lễ đọc sách, Ngày hội đọc sách, thi kể chuyện theo sách và các chương trình khuyến đọc hấp dẫn... để nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ, lan tỏa tinh thần yêu sách trong cộng đồng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) góp phần phát triển văn hóa đọc , phát triển sách nói và ứng dụng đọc sách trực tuyến để CBVC-NLĐ và người dân dễ dàng tiếp cận tri thức. Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng nội dung và hình thức xuất bản phẩm.
Đẩy mạnh truyền thông và quảng bá văn hóa đọc: Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan báo chí để quảng bá, giới thiệu sách, chương trình hay về sách, truyền cảm hứng và lan tỏa thông điệp về văn hóa đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội với nhiều cách thức khác nhau đến đông đảo CBVC-NLĐ và độc giả. Tôn vinh những cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa đọc nhằm lan tỏa ý nghĩa của việc đọc trong xã hội.