• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TỰ CHĂM SÓC ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN SAU MẮC COVID -19

Ngày 24/5/2022, Sở Y tế ban hành công văn số 1024/SYT-NV về việc chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện Quyết định số 1242/QĐ-BYT ngày 18/5/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh liên quan đến sau mắc Covid -19.

Hiện nay, theo thống kê tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tỷ lệ người bệnh nhập viện điều trị tăng đáng kể, trong quá trình tác nghiệp, khi được hỏi, đa phần bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho biếthọđã từng mắc Covid -19. Nhiều người đến viện trong tình trạng bị cơn đau cấp: Viêm ruột thừa, viêm dạ dày, viêm phế quản, đau tim,… Tuy nhiên, để thống kê và đánh giá được chính xác người bệnh đó đã mắc Covid -19 hay chưalà việc rất khó, bởi đa số người bệnh vào viện nhiều người chỉ khai là đã từng bị Covid – 19, một số người có giấy xét nghiệm của cơ sở y tế xác nhận dương tính với SARS-CoV-2, một số người khai tự test ở nhà, thậm chí có người còn không biết mình đã bị hay chưa,… Hiện chỉ có các bệnh viện tuyến trên mới làm xét nghiệm kháng nguyên để xác định được người bệnh có từng bị mắc Covid -19 hay không, còn hiện nay tại các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh chủ yếu điều trị theo mặt bệnh.

Tuy nhiên, trước thực trạng nhiều người bị Covid -19 sau một thời gian sức khỏe bị giảm sút, kéo theo một số bệnh được phát hiện qua thăm khám tại cơ sở y tế thường được liên tưởng đến vấn đề hậu Covid -19. Theo Bộ Y tế, mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở giai đoạn hồi phục sau mắc COVID-19, được mô tả là một cảm giác quá tải hay kiệt sức cả về thể chất và tinh thần. Qua đó, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc đối với một số bệnh liên quan đến sau mắc Covid -19, trong đó nhấn mạnh, việc xây dựng nhịp độ là một chiến lược giúp người đã bị mắc COVID-19 tránh bị tổn thương đồng thời quản lý các hoạt động của bản thân mà không làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.

Theo đó, để kiểm soát tốt sức khỏe, đối với những người từng bị mắc Covid -19 cần thực hiện một số hoạt động sau: nhận biệt sớm “dấu hiệu cảnh báo” cần sự trợ giúp khẩn cấp từ nhân viên y tế; kiểm soát khó thở; vận động và tập thể dục; tiết kiệm năng lượng và quản lý mệt mỏi; kiểm soát các vấn đề về giọng nói; kiểm soát các vấn đề liên quan đến nuốt; dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến khứu giác, vị giác; kiểm soát các vấn đề liên quan đến sự chú ý, trí nhớ và suy nghĩ rõ ràng; kiểm soát các vấn đề căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ; kiểm soát cơ đau; quay trở lại làm việc; lập nhật ký theo dõi triệu chứng.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nhấn mạnh, nếu sau mắc COVID-19 tình trạng mệt mỏi kéo dài mặc dù đã tự điều chỉnh về nhịp độ và các hoạt động ưu tiên, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, kèm theo một số triệu chứng như: Mệt mỏi sau khi làm việc gắng sức và kéo dài trên 24 giờ; Ngủ không yên giấc; Suy giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung; Đau cơ, đau nhiều khớp nhưng không sưng, nóng, đỏ; Đau họng hoặc loét miệng; đau đầu... thì cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.  

Ngoài ra, nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài sau mắc COVID-19, đồng thời có bệnh mạn tính về tim mạch (bệnh mạch vành, suy tim...), bệnh nội khoa (đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...) hoặc có biến chứng về tim mạch, hô hấp... trong thời gian mắc COVID-19, thì không nên trì hoãn mà cần khám và quản lý sớm tại các phòng khám chuyên khoa tương ứng...

Cũng tại Hướng dẫn, Bộ Y tế nêu rõ, những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID-19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm như: Thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào; Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục; Thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực; Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói; Thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay có ý nghĩ muốn làm hại bản thân.


Tác giả: Thảo Hoàn
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?