TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2022
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid -19 đang từng bước được kiểm soát, cuộc sống, sinh hoạt của người dân cũng dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, tại cục bộ ở một số địa phương có ghi nhận các ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác. Mặt khác, thời tiết nóng ẩm, cộng thêm việc giao lưu đi lạicủa người dântăng caotrong mùa hè (đi du lịch, nghỉ dưỡng,…)tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh gia tăng, có thể bùng phát, gây dịch nếu chúng ta không có các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu: Tay chân miệng, sốt xuất huyết, nhiễm virut Rota,…
Để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong mùa hè nhằm ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát của dịch bệnh: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản, tiêu chảy do virut Rota và các dịch bệnh khác. Thực hiện Công điện số 690/CĐ-BYT của Bộ Y tế về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh năm 2022. Sở Y tế Hưng Yên đã có văn bản số 1065/SYT-NV ngày 26/5/2022 yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là đơn vị thường trực được Sở Y tế giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, giám sát dịch tễ, xét nghiệm, phát hiện sớm các ca bệnh, ổ dịch, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bùng phát, lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả rất cần có sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vận động người dân trong cộng đồng thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thực hành thói quen, các hành vi có lợi cho sức khỏe, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về tính chất, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của dịch bệnh để có các biện pháp phòng, tránh hiệu quả.
Ngoài việc tăng cường các hoạt động kiểm soát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng, ngành y tế tập trung đẩy mạnh các hoạt động trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét theo tình hình thưc tế đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, nhất là đối với trẻ dưới 01 tuổi đạt trên 95% theo quy mô xã/phường và sử dụng hiệu quả nguồn vắc xin được cấp.
Các cơ sở y tế có giường bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đôi cấp cứu lưu động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, diều trị khi cần thiết.
Đẩy mạnh công tác truyền thông trên các loại hình, phương tiện truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; thực hiện 3 sạch là: “ăn uống sạch, ở sạch, chơi đồ chơi sạch”; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng bệnh sốt xuất huyết; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau: họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, lao đài, phát thanh, báo chí, truyền hình,… Đặc biệt, tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo về các biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng và các dịch bệnh khác, đảm bảo cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện cho người chăm sóc trẻ, trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học, cung cấp đủ nước uống, đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể,…