• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đo huyết áp đúng cách, kiểm soát huyết áp, sống lâu hơn

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm. Huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, có khả năng dẫn đến suy thận nếu không được kiểm soát tốt. Bệnh lý này được xếp cùng nhóm với các rối loạn, bệnh lý nguy hiểm khác như béo phì, tiểu đường tuýp 2, cholesterol cao… Tăng huyết áp (THA) còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì chúng thường không có những biểu hiện hay triệu chứng cảnh báo trước. Các yếu tố nguy cơ của THA là tuổi tác, thừa cân - béo phì, lối sống (ăn mặn, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu bia thuốc lá, yếu tố tiền sử gia đình…

 

Tăng huyết áp ảnh hưởng đến hơn 30% dân số trưởng thành trên toàn thế giới. Đây không chỉ là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch (đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ), mà còn là yếu tố nguy cơ đối với bệnh thận mạn tính, suy tim, rối loạn nhịp tim và sa sút trí tuệ. Chủ đề ngày tăng huyết áp thế giới năm 2021 này là “Đo huyết áp đúng cách, kiểm soát huyết áp, sống lâu hơn” với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là việc đo huyết áp đúng cách và thường xuyên.

Tình trạng THA là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị THA, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới thì hiện đã có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp, và mỗi năm có khoảng 9.4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mức huyết áp tâm thu từ 115mg Hg trở lên được ước tính là góp phần vào 49% của tổng số trường hợp bệnh mạch vành tim và 62% tổng số đột quỵ. Do vậy, gánh nặng bệnh tật và tử vong do tăng huyết áp và các bệnh mạnh tính không lây liên quan là một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất hiện nay.

Việc chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp là cần thiết nhất. Ngay từ lúc còn trẻ đã phải cố gắng thực hiện được một lối sống lành mạnh để hạn chế đến mức tối đa các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tang huyết áo. Cụ thể là: không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia, ăn nhạt, hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (chất béo động vật), các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường, thịt đỏ hay thức ăn chế biến sẵn. Nên tăng cường rau xanh trong các khẩu phần ăn hằng ngày, tập thể dục đều đặn và đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày (30- 60phút/mỗi ngày), tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, kiểm tra sức khỏe định kỳ vv... Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài và liên tục.

Để nâng cao nhận thức về bệnh tăng huyết áp, có hai yếu tố quan trọng: Thứ nhất là việc sàng lọc trong cộng đồng để nhận biết tăng huyết áp ở những người có nguy cơ. Thứ hai là thúc đẩy việc đo huyết áp thường quy tại các cơ sở y tế. Đo huyết áp có lẽ là thủ thuật được thực hiện phổ biến nhất trong các cơ sở điều trị. Việc đo huyết áp thoạt nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên nếu đo không chính xác sẽ tác động tiêu cực đến các quyết định quản lý điều trị trong 20 - 45% trường hợp. Việc đo huyết áp đúng, chính xác là bước khởi đầu quan trọng để kiểm soát tăng huyết áp và thông qua đó góp phần đạt được mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là giảm 25% tỷ lệ tăng huyết áp không kiểm soát vào năm 2025.

Để hưởng ứng ngày Tăng huyết áp Thế giới năm nay, tuần lễ THA tháng 5/2021 được diễn ra với các hoạt động nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về bệnh tim mạch và tăng huyết áp cũng như khuyến cáo cách phòng tránh bệnh tim mạch với chủ đề “Đo huyết áp đúng cách, kiểm soát huyết áp, sống lâu hơn!”


Tác giả: Đỗ Huế
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?