• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao đỉa suối nằm trong khí quản cụ bà 74 tuổi?

Cụ bà Lò Thị Ong, dân tộc Thái, 74 tuổi, ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đến viện trong tình trạng ngạt mũi, ho khạc ra máu.

Khi đến viện, bà Ong kể vẫn đi làm nương đều trong 2 tháng gần đây và có uống nước suối.

Gần đây, bà hay xuất hiện những đợt ngạt mũi. Tuy nhiên, gia đình cũng như bà ban đầu chỉ cho rằng do thay đổi thời tiết nên chủ quan không đến cơ sở y tế.

Vì sao đỉa suối nằm trong khí quản cụ bà 74 tuổi? - Ảnh 1.

Hình ảnh đỉa suối sau khi được các bác sĩ gắp ra khỏi khí quản bệnh nhân

Cho đến khi xuất hiện những đợt ho liên tục và có ra máu nên gia đình mới đưa bà đến bệnh viện.

Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã khám và sử dụng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm là con đỉa suối từ khí quản bệnh nhân.

Được biết đỉa suối là động vật kí sinh thường sống trong môi trường nước tại các khe suối, khi tắm, uống nước suối rất dễ bị chúng chui vào mũi, khi chui vào đường hô hấp,chúng sống kí sinh bằng cách hút máu và to dần lên như con đỉa.

BS CKI Nguyễn Thị Sơn Hà, Trưởng khoa Nội I, BVĐK tỉnh Sơn La khuyến cáo: Khi đi rừng, nương người dân tuyệt đối không nên uống nước tại các khe suối, sông, hồ. 

Khi có các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ có vật thể lạ trong mũi, miệng, tai... cần đến cơ sở y tế sớm để khám và điều trị kịp thời.

Hải Yến


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?