• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'

Hiến tặng mô, tạng cứu người là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tinh thần từ bi, hỷ xả của đạo Phật. Mỗi mô tạng, mỗi bộ phận cơ thể người được hiến tặng sẽ là nguồn sống quý giá, mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.

Tỷ lệ đăng ký hiến mô tạng từ người chết não ở Việt Nam rất thấp

Thông tin trên được đưa ra tại "Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi" của Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra sáng nay, 25/6.

Đây là hoạt động hưởng ứng lời kêu gọi đăng ký hiến mô, tạng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Phát biểu tại lễ ký kết, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh hiến tặng mô, tạng là một hành động cao cả, thể hiện tinh thần nhân ái, lòng vị tha và trách nhiệm đối với cộng đồng. 

"Mỗi một mô, tạng được hiến tặng là một cuộc sống được hồi sinh, một gia đình được bảo vệ và là một niềm hy vọng được nhen nhóm. Trên toàn thế giới, hàng triệu người đang chờ đợi một phép màu, chờ đợi một cơ hội sống mới từ những tấm lòng nhân hậu"- GS.TS Trần Văn Thuấn nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'- Ảnh 1.

Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký kết phối hợp tuyên truyền vận động đăng ký hiến mô tạng.

Ở Việt Nam, với sự phát triển của y học hiện đại, việc ghép mô, tạng đã trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh lý hiểm nghèo.

Trải qua hơn 30 năm thực hiện, với ca ghép thận đầu tiên vào tháng 6/1992, đến nay chúng ta đã thực hiện gần 9.000 ca trên cả nước với sự tham gia của 26 bệnh viện, trung tâm. Hai năm trở lại đây, mỗi năm chúng ta đã thực hiện thành công trên 1.000 ca ghép tạng, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'- Ảnh 2.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh hiến tặng mô, tạng là một hành động cao cả, thể hiện tinh thần nhân ái, lòng vị tha và trách nhiệm đối với cộng đồng.

Tuy nhiên Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, từng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của nhân dân, tỷ lệ 94% tạng ghép từ hiến sống là quá cao và tỷ lệ đăng ký hiến mô tạng từ người chết não ở Việt Nam là rất thấp.

"Điều này đặt ra thách thức và trách nhiệm lớn lao cho chúng ta trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và khuyến khích cộng đồng tham gia hiến tặng mô, tạng"- GS.TS Trần Văn Thuấn nói.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn dẫn thông điệp: Đức Phật đã dạy rằng, không có việc gì cao quý hơn việc cứu giúp mạng sống của người khác. Việc hiến tặng mô, tạng cứu người chính là một hành động thể hiện lòng từ bi cao cả đó.

"Khi chúng ta hiến tặng một phần cơ thể của mình để cứu sống hoặc cải thiện cuộc sống của người khác, chúng ta đang thực hành từ bi một cách thiết thực và cụ thể nhất. Không những vậy, việc hiến tặng mô, tạng còn mang lại lợi ích cho chính bản thân chúng ta.

Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương, và chắc chắn rằng chúng ta sẽ gặt hái được những quả ngọt trong tương lai"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'- Ảnh 3.

Các đại biểu phát động đăng ký hiến tạng online.

Lãnh đạo Bộ Y tế bày tỏ tin tưởng: Với vai trò và uy tín của mình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ là nhịp cầu yêu thương để lan tỏa thông điệp nhân ái, khuyến khích phật tử và người dân tham gia hiến tặng mô, tạng. Đây là một sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa, đạo đức và tinh thần từ bi của Phật giáo với khoa học y học hiện đại, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

"Hãy nghĩ đến những bệnh nhân đang từng phút, từng giờ chờ đợi trong tuyệt vọng, hãy nghĩ đến những gia đình đang mong ngóng một phép màu.

Chúng ta có thể trở thành những người mang lại phép màu đó, chúng ta có thể trở thành những người cứu sống mạng người. Mỗi người chúng ta hãy là một đại sứ, một người truyền lửa để lan tỏa thông điệp "Cho đi là còn mãi" quanh"

Nhân sự kiện ngày hôm nay, trong tinh thần từ bi và vị tha của đạo Phật, tôi xin kêu gọi tất cả chúng ta hãy mở lòng đối với việc hiến tặng mô, tạng"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Giáo hội Phât Giáo kêu gọi tăng ni, phật tử tích cực đăng ký hiến mô, tạng cứu người

Cho đi là còn mãi" quanhThứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'- Ảnh 4.

Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chia sẻ về việc hiến mô, tạng cứu người, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên thường trực Hội đồng chứng minh, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cho rằng: trong thực hành đạo Phật, hiến mô tạng là hành động thiết thực để thể hiện tình yêu thương nhân loại, sự sẻ chia và lòng vị tha của mỗi chúng ta. Đây là pháp môn bố thí nội tài vô cùng quý báu, giúp gieo trồng những hạt giống từ bi trong tâm hồn mỗi người.

"Khi đăng ký hiến mô tạng là chúng ta đã buông bỏ sự chấp thủ vào thân xác, thể hiện xác quyết giáo vô ngã, vô thường của Phật giáo.

Hơn nữa, hiến mô tạng còn là cơ hội sau cùng khi có thể để mỗi người thực hành hạnh bố thí mang lại quả lành vô lượng cho người hiến tạng. Theo lời Phật dạy, người hiến tặng mô tạng sẽ được hưởng phước báo vô biên, công đức vô lượng.

Tôi kêu gọi toàn thể tăng ni, phật tử ngay bây giờ hãy tích cực đăng ký hiến mô tạng cứu người - Cho đi là còn mãi" - Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu chia sẻ.

Cho đi là còn mãi" quanhThứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'- Ảnh 5.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phát biểu.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam bày tỏ: Đây là lần đầu tiên, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ký kết phối hợp tuyên truyền vận động đăng ký hiến mô tạng - một hoạt động có ý nghĩa nhân văn, theo lời Phật dạy.

"Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng công cuộc hiến ghép tạng ở Việt Nam sẽ bước sang một trang mới với trách nhiệm và với tình cảm "Cứ cho đi rồi sẽ được nhận, không nhận gì thì cũng đã được cho" - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.

Ngay sau lễ ký kết, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi động việc đăng ký hiến mô, tạng trực tiếp và online tại các cơ sở tôn giáo trên toàn quốc. Chỉ ít phút sau, tại buổi lễ đã có 365 phật tử đăng ký hiến mô, tạng.

Có mặt tại buổi lễ, bà Nguyễn Mai Anh (55 tuổi, Hà Nội) nắn nót viết từng thông tin cá nhân lên bản đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não. Vừa viết, bà Mai Anh vừa chia sẻ bản thân đã có mong muốn hiến mô, tạng cứu người từ nhiều năm trước nhưng chưa có dịp.

"Hôm nay, tôi cùng con gái đến chùa, tình cờ biết được có phát động đăng ký hiến mô tạng nên đã đăng ký. Tôi nghĩ nếu mình không còn trên đời này nữa, ít nhất sẽ cứu sống được những người khác, như vậy sự ra đi của tôi cũng không vô ích" - bà Mai Anh bày tỏ.

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến tặng mô, tạng là đang gieo những hạt giống của lòng từ bi và tình thương'- Ảnh 7.

Đăng ký hiến tặng mô tạng ngay tại lễ phát động.

Thái Bình/Ảnh: Trần Minh


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?