• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáng 6/9: Gần 292.000 ca COVID-19 đã khỏi bệnh; 6 giải pháp quyết liệt để giảm ca tử vong

Việt Nam đã ghi nhận 524.307 ca mắc COVID-19, trong đó gần 292.000 ca khỏi bệnh. Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước ta đến nay là 13.074 ca, Bộ Y tế đưa ra 6 giải pháp TP HCM và các tỉnh thành phía Nam phải thực hiện quyết liệt để giảm số ca tử vong

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 524.307 ca mắc COVID-19, đứng thứ 51/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 160/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.330 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 520.013 ca, trong đó có 288.953 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

+ Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (251.414), Bình Dương (132.433), Đồng Nai (28.549), Long An (25.085), Tiền Giang (10.571).

Sáng 6/9: Gần 292.000 ca COVID-19 đã khỏi bệnh; 6 giải pháp quyết liệt để giảm ca tử vong - Ảnh 2.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 5/9 là 9.211, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 291.727

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.291 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.015

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.207

- Thở máy không xâm lấn: 146

- Thở máy xâm lấn: 892

- ECMO: 31

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 13.074 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 494.098 xét nghiệm cho 807.773 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.201.086 mẫu cho 38.990.152 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 21.445.181 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 18.246.636 liều, tiêm mũi 2 là 3.198.545 liều.

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 6/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 221.505.613 ca, trong đó có 4.581.006 người tử vong.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận gần 198 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và 105.672 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 5/9, thế giới có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 40.800.541 ca mắc và 666.219 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và 440.785 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 20 triệu ca bệnh, trong đó có 583.628 ca tử vong.

Bộ Y tế: 6 giải pháp TP HCM và các tỉnh thành phía Nam phải thực hiện quyết liệt để giảm số ca COVID-19 tử vong

Theo Bộ Y tế, tình hình tử vong do COVID-19 trên địa bàn TP HCM đã có chuyển biến, tuy nhiên việc giảm tử vong này còn chậm. Do đó, Bộ Y tế đề nghị TP HCM và các tỉnh thành phía Nam thực hiện 6 giải pháp để quyết liệt giảm số ca tử vong.

Trong đó thứ nhất, bao gồm bảo đảm cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân, huy động tối đa cơ sở vật chất hiện có, rà soát tình hình dịch, thiết lập thêm các cơ sở thu dung, điều trị cho người bệnh. 

Thứ 2 là bảo đảm trang thiết bị cấp cứu, hồi sức tích cực, đặc biệt là chuẩn bị oxy, thuốc, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ... nếu xảy ra tình huống xấu, nghiêm trọng.

Thứ 3 là chuẩn bị về nhân lực có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu các tầng chuyên môn kỹ thuật. Cần đào tạo ngay bác sĩ, điều dưỡng đáp ứng yêu cầu xử trí cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Đồng thời huy động nhân lực của các bộ, ngành, cơ sở tư nhân... cùng tham gia điều trị, tư vấn cho người bệnh.

Thứ 4 là đảm bảo về quy trình chuyên môn trong chăm sóc và điều trị người bệnh COVID-19, phân luồng, đánh giá nguy cơ, theo dõi được diễn biến của người bệnh, hạn chế tối đa tử vong tại bệnh viện tầng 1, 2 hoặc trên đường vận chuyển.

Thứ 5 là tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức tốt điều phối, quản lý nhân lực, điều trị cho bệnh nhân, tiếp nhận ca bệnh mới, theo dõi bệnh nhân...

Thứ 6 là, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ.

Từ 6/9: Đại học Y Hà Nội đào tạo khẩn cấp phục vụ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 

Từ hôm nay, (6/9), Trường Đại học Y Hà Nội sẽ triển khai thực hiện Chương trình đào tạo khẩn cấp phục vụ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 cho tất cả nhân viên y tế trên cả nước và mọi người dân, thông qua hình thức đào tạo trực tuyến.

Theo GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Nhà trường, nội dung Chương trình đào tạo sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng trong hoạt động chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, xét nghiệm và đảm bảo chất lượng xét nghiệm COVID19. 

Khóa học được thực hiện dưới hình thức Webinar Zoom và Livestream tại Fanpage của Đại học Y Hà Nội https://facebook.com/daihocyhanoi2014.

Đặc biệt, nội dung của Chương trình đào tạo sẽ được cập nhật liên tục theo tuần. Chương trình sẽ diễn ra từ 17h-19h hằng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần.

Đến nay, mọi hoạt động kỹ thuật chuẩn bị cho buổi đào tạo online miễn phí, từ 17-19h hằng ngày về các chủ đề liên quan đến COVID-19 đã hoàn thành. Đến thời điểm hiện tại, Chương trình đã nhận được sự khẳng định của 551 người sẽ tham gia và thu hút khoảng 2.400 người quan tâm.

TP HCM: Bắt đầu tiêm vaccine mũi 2 cho công nhân trong khu chế xuất

Ngày 5/9, Ban Quản lý cùng Công đoàn các Khu chế xuất - Khu Công nghiệp TP HCM phối hợp cùng Bệnh viện Tâm Đức, Phòng khám đa khoa Thái Hòa và Phòng khám Quốc tế Careplus (chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn City Clinic) tổ chức tiêm mũi thứ hai vaccine phòng COVID-19 cho công nhân đang làm việc theo phương án "3 tại chỗ" tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP HCM.

Theo danh sách đợt tiêm mũi thứ hai lần này có trên 3.000 công nhân. Toàn bộ số công nhân này phải đảm bảo đã thực hiện test nhanh âm tính COVID-19 trong thời gian 72 giờ.

Theo Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu Công nghiệp thành phố, hiện Khu chế xuất Tân Thuận có khoảng 9.500 công nhân đang trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh theo phương án "3 tại chỗ". 

Do đó, trong những ngày sắp tới, Ban Quản lý cùng Công đoàn các Khu chế xuất - Khu Công nghiệp thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn quận 7 và thành phố tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ công nhân tại đây.

Thái Bình


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?