• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sáng 31/10: Hơn 818.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; Hướng dẫn mới nhất cho hành khách đi tàu

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 915.603 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 818.000 bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi; Từ 31/10, khách đi tàu chỉ khai báo y tế điện tử, không phải viết phiếu; nhiều tỉnh ở miền Tây gia tăng F0

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 915.603 ca mắc COVID-19, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.296 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 910.782 ca, trong đó có 815.519 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (431.101), Bình Dương (232.386), Đồng Nai (65.091), Long An (34.738), Tiền Giang (16.422).

Sáng 31/10: Hơn 818.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; Hướng dẫn mới nhất về "thích ứng an toàn" cho hành khách đi tàu - Ảnh 1.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 915.603 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 818.000 bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.204 nânbg tổng số ca được điều trị khỏi: 818.336

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.831 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 1.965

- Thở oxy dòng cao HFNC: 454

- Thở máy không xâm lấn: 107

- Thở máy xâm lấn: 290

- ECMO: 15

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 59 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.030 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 88.521 xét nghiệm cho 175.896 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.096.935 mẫu cho 60.129.489 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 80.528.570 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 56.616.780 liều, tiêm mũi 2 là 23.911.790 liều

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 31/10 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 247.098.650 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.009.776 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 370.830 và 5.670 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 223.828.656 người, 18.260.218 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 74.591 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới, với 41.278 ca; tiếp theo là Nga (40.251) và Ukraine (26.198 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.160 người chết trong ngày; tiếp theo là Ukraine (541 ca tử vong); và Ấn Độ (446 ca).

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 46.797.869 người, trong đó có 766.094 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 34.272.677 ca nhiễm, bao gồm 458.219 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.804.094 ca bệnh và 607.694 ca tử vong.

 

Dịch COVID-19: Từ 31/10, khách đi tàu chỉ khai báo y tế điện tử, không phải viết phiếu

Tối 30/10, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 1893 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo đó, kể từ hôm nay 31/10, khách đi tàu ngoài những điều kiện và yêu cầu bắt buộc về y tế như các hướng dẫn trước đây, chỉ cần khai báo y tế điện tử trên ứng dụng PC-COVID (phần khai báo di chuyển nội địa). Khuyến khích khách chủ động khai báo trước khi lên tàu.

Trường hợp khách chưa khai báo hoặc không có thiết bị hoặc gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị điện tử thông minh, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân lực, thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng và khai báo.

Ngoài ra, khách đi tàu đến từ địa phương hoặc khu vực cấp độ dịch là cấp 4 được bố trí vận chuyển bằng "khoang riêng" thay vì "toa tàu riêng" so với trước đây.

Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện hệ thống PC-COVID và các giải pháp kỹ thuật đã đảm bảo để có thể trích xuất dữ liệu di chuyển nội địa của hành khách theo từng chuyến tàu. Hành khách đều được khai báo di chuyển nội địa trên duy nhất 1 ứng dụng cũng sẽ giúp thống nhất và rất thuận lợi để trích xuất dữ liệu di chuyển của hành khách trực tiếp từ ứng dụng PC-COVID

Về xét nghiệm y tế, hành khách vẫn thực hiện theo hướng dẫn trước đó là chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng phong tỏa; không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.

Đối với người đã tiêm đủ liều vaccine và người đã khỏi COVID-19 chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng phong tỏa. 

Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh âm tính có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu.

Sáng 31/10: Hơn 818.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; Hướng dẫn mới nhất về "thích ứng an toàn" cho hành khách đi tàu - Ảnh 3.

Hành khánh tham gia giao thông chi xét nghiệm sàng lọc COVID-19 khi nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng phong tỏa; không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Ảnh minh hoạ

Vĩnh Long: 33 địa điểm đang phong tỏa ở cấp độ dịch COVID-19 nguy cơ rất cao

Chiều 30/10, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 2936-QĐ-UBND về việc áp dụng các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 theo các cấp độ nguy cơ từ 0 giờ ngày 31/10.

Cụ thể, tỉnh Vĩnh Long áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở cấp độ 4 - nguy cơ rất cao (vùng đỏ) đối với 33 địa điểm đang phong tỏa trên địa bàn TP Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và các huyện Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình; 

Cấp độ 3 - nguy cơ cao (vùng cam) đối với 12 xã, phường gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 của TP Vĩnh Long; các xã Phước Hậu, Long Phước, Tân Hạnh, Thanh Đức của huyện Long Hồ; xã Hòa Tịnh của huyện Mang Thít. Các địa bàn còn lại của tỉnh áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện, thị xã, thành phố xét nghiệm sàng lọc có trọng tâm, trọng điểm đối với các địa bàn cấp 1, 2 định kỳ theo quy định đối với các nhóm nguy cơ, khu vực nguy cơ và xét nghiệm thần tốc tại các khu vực phong tỏa; tiếp tục rà soát, quản lý chặt chẽ tất cả những người về từ các tỉnh, thành phố có số ca mắc cao như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…; các trường hợp có nguy cơ cao và các địa bàn dịch cấp độ 3, 4.

Các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào toàn dân phát giác người từ ngoài vùng dịch về chưa khai báo y tế, phát huy vai trò giám sát của hộ, nhóm, tổ COVID; thực hiện nghiêm phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng dịch hoặc đến từ địa bàn khác mà không khai báo theo quy định

Tính đến 30/10, tỉnh Vĩnh Long ghi nhận 2.696 ca mắc COVID-19 đã công bố và 35 trường hợp nghi nhiễm mới chờ Bộ Y tế công bố; trong đó có 2.436 bệnh nhân đã được điều trị khỏi.

Miền Tây: Nhiều địa phương ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Ngày 30/10, UBND TP Cần Thơ ban hành văn bản về việc đánh giá cấp độ dịch COVID-19, theo đó, toàn TP từ cấp độ 1 (màu xanh) sẽ chuyển xuống cấp độ 2 (màu vàng) theo Nghị quyết 128 kể từ 9h ngày 1/11.

Trong 24 giờ qua, tỉnh Bạc Liêu ghi nhận 404 trường hợp có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2. Cụ thể, 149 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, 185 trường hợp ghi nhận tại các khu cách ly tập trung, 50 trường hợp ghi nhận tại các khu phong tỏa, 20 trường hợp về từ các tỉnh/thành phố.

Hiện tổng số bệnh nhân ở Bạc Liêu được xuất viện đến nay là 744 người, còn 2061 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 An Giang cho biết, ngày 30/10,  tỉnh ghi nhận 342 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc từ ngày 15/4 đến nay lên 10.978 ca.

Trong ngày một số địa phương của An Giang ghi nhận ca mắc cao gồm: Huyện Chợ Mới 101 trường hợp, huyện Tri Tôn 63 ca, TP Châu Đốc 43 ca, huyện An Phú 37 ca…

Trong ngày 30/10, tỉnh Kiên Giang ghi nhận 295 ca mắc COVID-19, trong đó có 40 ca cộng đồng, 112 ca ở khu cách ly, 143 ca ở khu phong tỏa, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh tính từ ngày 21/6 đến ngày 30/10 lên 8.994 ca. Hiện đã điều trị khỏi 6.937 ca và 25 ca tử vong.

Tại Sóc Trăng trong ngày 30/10 ghi nhận 165 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trong toàn tỉnh lên 5.384 ca. Đến nay, Sóc Trăng đã điều trị khỏi 3.412 ca, có 48 trường hợp tử vong, hiện đang cách ly điều trị 1.924 ca.

Thái Bình


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?