Chiều 9/11: Gần 3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer, Moderna về Việt Nam; nhiều tỉnh tiếp tục tăng F0 trong cộng đồng
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, trong 2 ngày 8-9/11 có gần 3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer, Moderna về Việt Nam; Bình Dương không xét nghiệm đối với người đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19; nhiều tỉnh tiếp tục tăng F0 trong cộng đồng
Đến 13h ngày 9/11, cả nước đã tiêm được hơn 92,3 triệu mũi vaccine phòng COVID-19
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam tiếp tục được nhận thêm vaccine phòng COVID-19 thông qua cơ chế Covax.
Cụ thể: 1.557.270 liều vaccine Pfizer/BioNTech đã về đến TP HCM (ngày 7-8/11). Trong ngày 9/11, sẽ có 1.319.600 liều vaccine Moderna về đến TP Hà Nội (ngày 9/11).
Đây là đợt hỗ trợ vaccine Pfizer lần thứ 7 và 8 từ Covax phân bổ cho Việt Nam. Những liều vaccine này được Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ. Những liều vaccine Moderna viện trợ cho Việt Nam là từ Thỏa thuận mua trước (APA) của Covax với nhà sản xuất.
Trước đó ngày 6/11, 1.316.250 liều vaccine Pfizer cũng đã về đến TP Hà Nội. Đây là số vaccine do Chính phủ Mỹ hỗ trợ mua và cung ứng thông qua cơ chế Covax.
Với những lô hàng này, tổng số liều vaccine được phân phối thông qua cơ chế Covax đến Việt Nam sẽ là 27.099.730 liều tính đến ngày 9/11.
"Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các nhà tài trợ và đối tác của Covax đã đảm bảo cho chúng ta có thêm nhiều vaccine giúp bảo vệ người dân Việt Nam khỏi Covid-19"- TS Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nói.
Thống kê số thực trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy cập nhật đến 13h ngày 9/11, cả nước đã tiêm được hơn 92,3 triệu mũi.
Trong đó ngày 8/11, cả nước tiêm 1,526,667 mũi. Có thể thấy số lượng mũi tiêm vaccine COVID-19 đang được đẩy nhanh. Trong đó ngày 7/11 đã tiêm được 1,064,030 liều. Ngày 6/11 có 1.214.737 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.
Báo cáo công tác phòng chống dịch của Bộ Y tế ngày 8/11 cho biết, đến hết ngày 07/11, đã phân bổ 79 đợt vaccine với tổng số 109,5 triệu liều.
Trên cả nước, tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 83,8% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 40,6% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt là miền Bắc là 74,7% và 34,3%; miền Trung là 82,4% và 26,7%; Tây Nguyên là 74,0% và 10,6% và miền Nam là 93,2% và 53,7%.
15/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho trên 95% dân số từ 18 tuổi trở lên là: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Cà Mau và Hậu Giang.
Có 12/63 tỉnh có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50% là Long An, Khánh Hòa, Quảng Ninh, TP HCM, Đồng Nai, Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình và Đồng Tháp...
5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên thấp nhất là Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nam Định và Cao Bằng.
Bến Tre: Có 48 ca mắc COVID-19, nhiều ca cộng đồng
Từ 18 giờ ngày 8/11 đến 11 giờ ngày 9/11, tỉnh có 48 ca mắc COVID-19. Tổng số ca mắc toàn tỉnh là 2.900 ca, trong đó có 2.153 ca ra viện, 53 ca tử vong.
Trong số ca mắc mới, có 35 ca ghi nhận trong tỉnh gồm: 30 ca cộng đồng, 6 ca khu cách ly; ngoài tỉnh 12 ca tại cộng đồng.
Tính đến nay, tỉnh Bến Tre có trên 1,2 triệu người đã tiêm vaccine phòng COVID-19, đạt 87,04% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 41,57% đã số tiêm đủ 2 mũi.
Quảng Bình: Thêm 9 ca mắc COVID-19
Thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 8/11 đến 6 giờ ngày 9/11), Quảng Bình ghi nhận thêm 9 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó, có 8 ca trong khu cách ly, 1 ca trong khu phong toả.
Đến nay, Quảng Bình ghi nhận tổng cộng 2.098 ca mắc COVID-19, trong đó, 1.989 ca đã điều trị khỏi và xuất viện; 6 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 103 ca.
Hiện có 1.322 trường hợp đang cách ly tập trung, 2.087 trường hợp cách ly tại nhà. Hai con số này đều cao hơn so với ngày hôm qua.
Thống kê cho thấy hiện có 524.568 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 69.741 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Quảng Ngãi: Thêm 30 ca dươg tính với SARS-CoV-2
Sáng 9/11, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, ghi nhận thêm 30 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 5 ca bệnh cộng đồng.
Có 2 ca bệnh ở xã Bình Minh và Bình Long (Bình Sơn), đang làm việc tại KKT Dung Quất. Một ca bệnh khác ở thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh và 1 ca ở thôn Đông Quang, xã Phổ Văn (TX.Đức Phổ), bị sốt, ho. Một ca ở tổ 4, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi).
Ngoài ra còn có 4 ca bệnh là người trong cùng một gia đình ở phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi), từng tiếp xúc với F0 là người cùng nhà đã được công bố vào chiều 8/11.
Các khu phong tỏa tiếp tục ghi nhận thêm 7 ca dương tính qua xét nghiệm sàng lọc. Ngành y tế ghi nhận thêm 6 ca bệnh khác là F1 của các F0 đã ghi nhận trước đó.
Sáng cùng ngày, Sở Y tế thông tin thêm về 8 ca bệnh là người về từ vùng dịch. Trong đó, 6 ca về từ TP HCM, 1 ca về từ Bình Dương và 1 ca ngoại tỉnh đến từ huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 tại chốt kiểm tra y tế.
Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 1.803 ca mắc COVID-19.
Bình Dương: Không xét nghiệm đối với người đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19
Sở Y tế Bình Dương ban hành hướng dẫn tạm thời xét nghiệm SARS-CoV- 2 trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, Ngành y tế xác định xét nghiệm là khâu then chốt để phát hiện F0 ở đâu và đưa ra biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Trên cơ sở đó, 3 giải pháp xét nghiệm trong thời gian này được triển khai gồm: Xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm tại cơ sở y tế và xét nghiệm trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan, đơn vị nhà nước.
Đối tượng thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ cho các địa bàn có nguy cơ cao, tập trung đông người (chợ, siêu thị, bến xe, nhà trọ, chung cư…) và đối tượng có nguy cơ (có biểu hiện sốt ho, khó thở, lái xe, giao hàng, bán vé số, hàng rong…).
Không chỉ định xét nghiệm đi lại với người dân, người tiêm đủ 2 liều vaccine, 1 liều đủ 14 ngày hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ.
Ở khu vực có cập độ 1 (nguy cơ thấp), địa phương lấy mẫu đại diện 5% hộ gia đình hoặc phòng trọ, chung cư; cấp độ 2 (nguy cơ trung bình) lấy 10% đại diện với định kỳ 2 tuần/1 lần.
Riêng khu vực cấp độ 3, cấp độ 4 (nguy cơ cao và rất cao) lấy đại diện 20% hộ gia đình, khu nhà trọ và 100% đối tượng nguy cơ, tần suất 1 tuần/1 lần.
Tuy nhiên, với những người dân sinh sống tại các khu nhà trọ, chung cư hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài lấy mẫu tầm soát định kỳ, ngẫu nhiên tại nơi cư trú còn phải chấp hành lấy mẫu tại nơi làm việc.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan đơn vị phải thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động. Các địa phương có nguy cơ rất cao tiến hành xét nghiệm cho người lao động có nguy cơ cao (tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân), người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp (suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh) xét nghiệm hằng tuần tối thiểu cho 20% người lao động và xét nghiệm hằng tuần cho toàn bộ người lao động.
Các địa bàn có nguy cơ cao và có nguy cơ xét nghiệm 2 tuần lần tối thiểu cho 5-10% người lao động và xét nghiệm 2 tuần lần cho toàn bộ người lao động.
Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 1 mũi nhưng ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh không thực hiện xét nghiệm, nếu có chỉ khuyến khích không bắt buộc. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.
Thái Bình