• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa thành niên

Hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS ghi nhận báo cáo về tình trạng gia tăng các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong một bộ phận người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi). Để triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa thành niên, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa thành niên.

Theo đó, Sở Y tế có Công văn số 1951/SYT-NV ngày 20/9/2023 về việc “Triển khai can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa thành niên”, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện:

Về công tác truyền thông, xây dựng, triển khai kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người chưa thành niên về phòng, chống HIV/AIDS và những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tại các Trường phổ thông trung học, Trường dạy nghề: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo lồng ghép vào chương trình giáo dục giới tính cho người chưa thành niên đảm bảo chuẩn bị đủ kiến thức về an toàn tình dục và phòng, chống HIV/AIDS. Tập huấn kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS cho các cán bộ Đoàn trường về tình hình dịch tễ HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, các kiến thức chung về HIV/AIDS, kỹ năng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, giới thiệu và cập nhật tình hình nhiễm trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV bao gồm cả nhóm nam quan hệ tình dục với nam. Tổ chức truyền thông trực tiếp thông qua trò chuyện với nội dung gần gũi, dễ hiểu, các tiết ngoại khóa, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, cuộc thi viết tìm hiểu về HIV/AIDS. Tổ chức truyền thông gián tiếp qua các tranh ảnh, tờ rơi, phối hợp với nhà trường xây dựng tiết mục kịch có nội dung tư vấn về sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS.

Triển khai các sự kiện thông tin, truyền thông về: Thực trạng, nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm học sinh, người chưa thành niên; Lợi ích và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm thực hiện hành vi tình dục an toàn (sử dụng bao cao su), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV (PrEP) (gọi chung là can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV) cho Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn trường, Hội cha mẹ học sinh; Quy định về sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp (nếu khách hàng không có cha mẹ) khi người chưa thành niên sử dụng dịch vụ PrEP.

Tổ chức truyền thông, tư vấn cho người chưa thành niên các kỹ năng thực hiện hành vi an toàn để bảo vệ bản thân và dự phòng lây nhiễm HIV, kỹ năng bộc lộ nguy cơ nhiễm HIV của bản thân với cha mẹ, người giám hộ. Tại cộng đồng: Phối hợp với các tổ chức dựa vào cộng đồng triển khai hoạt động thông tin truyền thông về can thiệp dự phòng nhiễm HIV theo các mô hình, hình thức phù hợp.

Về công tác giám sát dịch, tư vấn và xét nghiệm HIV cho nhóm chưa thành niên Thực hiện chiến lược tìm ca nhiễm mới thông qua PNS (xét nghiệm cho bạn tình bạn chích) và SNS (tiếp cận mạng lưới), mạng xã hội (Blued, Facebook, Zalo, TikTok) Đẩy mạnh công tác tìm ca nhiễm mới HIV thông qua mô hình tiếp cận tìm ca tại cộng đồng qua mạng lưới CBO (nhóm tiếp cận cộng đồng) và tại các cơ sở y tế, trại giam, tạm giam và các điểm nóng… Tiếp tục đẩy mạnh phát sinh phẩm tự xét nghiệm (trang web, nhà thuốc, phòng khám OPC, nhóm CBO…) tại các tỉnh có dự án quốc tế tài trợ. Việc thực hiện xét nghiệm HIV cho người chưa thành niên được thực hiện theo quy định của khoản 3 Điều 27 Luật Phòng, chống HIV/AIDS (Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020 của Quốc hội về hợp nhất Luật Phòng, chống HIV/AIDS số 64/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS số 74/2020/QĐ14 ngày 16/11/2020).

Về công tác can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV Tiếp tục mở rộng triển khai các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm nguy cơ, bao gồm nhóm chưa thành niên như: tư vấn sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP). Cung cấp thông tin địa chỉ, điện thoại liên hệ của các cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ PrEP trên địa bàn cho Ban Giám hiệu nhà trường, Đoàn trường, Hội cha mẹ học sinh.

Về công tác điều thị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho nhóm chưa thành niên tại các cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ PrEP. Khách hàng lần đầu tiên sử dụng PrEP hoặc khách hàng đã từng sử dụng PrEP đã bỏ trị sau đó quay lại điều trị Trường hợp khách hàng mới hoặc khách hàng đã từng sử dụng PrEP có nhu cầu sử dụng PrEP là người chưa thành niên: tiến hành sàng lọc các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và tư vấn về tác dụng, chỉ định của PrEP cho khách hàng theo Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021. Sau khi sàng lọc và tư vấn, nếu khách hàng có nhu cầu và đồng ý sử dụng PrEP, cơ sở PrEP thực hiện theo các nội dung hướng dẫn tại mục tại công văn này.

Khách hàng đang sử dụng PrEP: Rà soát, phân loại khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP theo độ tuổi. Đối với khách hàng là người chưa thành niên, chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV khi có sự đồng thuận của người đại diện hợp pháp theo quy định tại Điều 13 Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Cụ thể các nội dung cần thực hiện như sau: Thông báo cho khách hàng quy định về sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khi sử dụng thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm với nhiễm HIV ở người chưa thành niên; Tư vấn, thăm dò khả năng bộc lộ nguy cơ nhiễm HIV và mong muốn điều trị PrEP với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của khách hàng chưa thành niên; Trường hợp khách hàng sẵn sàng bộc lộ nguy cơ lây nhiễm HIV và mong muốn điều trị PrEP của bản thân với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp: Hướng dẫn khách hàng đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV; Thông tin về sự cần thiết và hiệu quả của các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp sẽ ký cam kết đồng thuận để khách hàng điều trị PrEP.

Trường hợp khách hàng chưa sẵn sàng bộc lộ nguy cơ lây nhiễm HIV với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp: Tư vấn về nguy cơ lây nhiễm HIV nếu tiếp tục duy trì các hành vi không an toàn và các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV; Thông báo về việc không cung cấp dịch vụ PrEP khi chưa có sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; Tư vấn khách hàng tiếp tục liên hệ với các cơ sở y tế đang cung cấp dịch vụ PrEP trên địa bàn để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời.


Tác giả: Hồng Thắm
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?