• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 28/9/2022

 

 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vaccine phòng dại. Việt Nam trung bình mỗi năm ghi nhận 75 trường hợp tử vong do bệnh dại. Hàng năm có khoảng 400.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vaccine dại, với chi phí ước tính hơn 300 tỷ đồng/năm.

Từ thực tế này, Chính phủ đặt mục tiêu "Không có người chết vì bệnh dại từ năm 2030". Để thực hiện mục tiêu này, ngành y tế khuyến cáo người dân xử lý ngay vết thương khi bị chó, mèo cắn và đến cơ sở y tế để tiêm phòng kịp thời.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Người đã bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Việc tiêm phòng cho chó là chiến lược tiết kiệm chi phí nhất để ngăn ngừa bệnh dại ở người. Ngày 28/09/2022 đánh dấu Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại lần thứ 16, với chủ đề "Bệnh dại: Một sức khỏe, không tử vong" (One Health, Zero Death) sẽ nêu bật mối liên hệ giữa môi trường với con người và động vật.

Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. 

Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.

Không để trẻ đùa nghịch, chọc phá chó mèo và các con vật nuôi, đặc biệt là khi chúng đang ăn.

Khi bị chó, mèo cắn cần:

Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine.

Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

* Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.

- Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.

- Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.   

                                                                                           Đỗ Huế (tổng hợp)


Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?