• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ GLÔCÔM THẾ GIỚI NĂM 2025 - ĐOÀN KẾT ĐỂ THẾ GIỚI HẾT BỆNH GLÔCÔM

Một trong số những bệnh lý về mắt nguy hiểm, khó nhận diện mà người cao tuổi thường bỏ qua, đó là bệnh Glôcôm, căn bệnh này là nguyên nhân thứ hai gây mù loà tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, nước ta có khoảng 24.800 người bị mù do bệnh glôcôm, tỷ lệ phát hiện và điều trị còn thấp và con số này chính là hồi chuông báo động.

Khám mắt tại phòng khám Mắt Hải Hưng, Khoái Châu

 

Bệnh Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới. Bệnh có diễn tiến thầm lặng và gây mất thị lực không có khả năng phục hồi. Song phần lớn dân số toàn cầu chưa nhận thức đầy đủ về mối nguy hại của bệnh lý này.

Nhằm tăng cường nhận thức về bệnh Glôcôm, tăng cường hoạt động tư vấn kiến thức cộng đồng về cách phòng tránh và điều trị bệnh này, Hiệp hội Glôcôm thế giới (World Glaucoma Association) tổ chức “Tuần lễ Glôcôm thế giới”. Năm 2025, tuần lễ diễn ra trong thời gian từ ngày 9 - 15/03/2025.

Theo các bác sĩ Glôcôm còn gọi là thiên đầu thống, chủ yếu xảy ra khi các tế bào võng mạc và dây thần kinh thị giác bị tổn thương bởi áp lực bên trong nhãn áp tăng quá mức giảm dần, theo thời gian thị lực sẽ thầm lặng giảm dần và dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Tuổi càng cao tỷ lệ mắc Glôcôm càng nhiều. Ở tuổi 70 nguy cơ bị Glôcôm càng cao với hai hình thái (Glôcôm góc đóng và Glôcôm góc mở) gấp 3-8 lần so với ở tuổi 40.

Ông Lê Minh Phát (tuổi 75) ở xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ đi khám sau nhiều ngày khó chịu vì mắt trong tình trạng chảy nước mắt kéo dài, thị lực bị suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của ông. Ban đầu ông nghĩ mình có thể bị bệnh đục thuỷ tinh thể, tuy nhiên bác sĩ khám chẩn đoán và kết luận ông bị bệnh Glôcôm hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống. Tương tự như trường hợp của bà Nhàn ở Dân Tiến, huyện Khoái Châu được chẩn đoán mắc bệnh Glôcôm cũng với tình trạng chảy nước mắt, mờ mắt, thị lực giảm dần, hơn một năm nay bà vẫn nghĩ mắt mình bị như vậy nguyên nhân là do tuổi tác…

Bác sĩ chuyên khoa I. Nguyễn Văn Toàn, bệnh viện Mắt Hưng Yên cho biết: “Đến nay, chưa có biện pháp nào có thể phòng bệnh Glôcôm. Vì vậy người dân 40 tuổi trở lên cần khám mắt định kỳ kết hợp theo dõi thường xuyên nhằm phòng ngừa, sớm phát hiện và điều trị thành công căn bệnh này. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh Glôcôm cần khám mắt 6 tháng một lần để tầm soát căn bệnh nguy hiểm này, dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ tại các cơ sở uy tín. Sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt khi chơi thể thao vì bất kỳ chấn thương nào cũng có thể dẫn đến bệnh Glôcôm. Vì vậy người dân hãy đến các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, khi có dấu hiệu bất thường về thị lực”.

          “Tuần lễ Glôcôm thế giới” không chỉ là một sự kiện quốc tế, mà còn là cơ hội để chúng ta cùng nhau hành động, chung tay hưởng ứng và lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh Glôcôm: “Đoàn kết để thế giới hết bệnh Glôcôm” không chỉ là khẩu hiệu, mà là hành động cụ thể để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và có tầm nhìn tốt.


Tác giả: Đỗ Huế
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?