• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh viện Sản-Nhi Hưng Yên gia tăng số trẻ nhập viện mắc bệnh đường hô hấp

Hiện nay, tại Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên có trên 250 bệnh nhi đang điều trị nội trú, chủ yếu mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh nhân mắc vi rút Adeno, vi rút RSV. Số bệnh nhân mắc cúm A là 15, thủy đậu là 12, có 02 bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng, 06 bệnh nhân bị tiêu chảy do vi rút rô-ta… Số lượng đến khám dao động từ 190 đến 200 bệnh nhân/ngày, tăng gấp rưỡi ngày thường. Bác sĩ Trần Huy Trang (Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên) cho biết, vi rút hợp bào RSV là một trong những nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều có khả năng nhiễm loại vi rút này, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ suy hô hấp rất cao. RSV có thể lây qua tiếp xúc giọt bắn đường hô hấp, vật dụng hoặc tay người bệnh chưa được vệ sinh đúng cách. Khi trẻ mắc sẽ có các triệu chứng: Sốt, chảy nước mũi, ho nhiều, ho có đờm, khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Viêm tiểu phế quản do RSV thường nặng ở những trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới  6 tháng, trẻ sinh non, bệnh lý tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch.

Để dự phòng lây nhiễm RSV, phòng tránh một số bệnh khi thời tiết thay đổi bất lợi như hiện nay, bác sĩ Lê Anh Huy, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Nội nhi 1 (Bệnh viện Sản - Nhi Hưng Yên) khuyến cáo, cha mẹ hạn chế thơm hôn con, hạn chế tiếp xúc với trẻ bị bệnh; nên đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh, hoặc bề mặt gần người bệnh; hạn chế đến nơi đông người; giữ nhà cửa thoáng sạch; cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, hạn chế tình trạng tiếp xúc khói thuốc lá thụ động. Cho trẻ đi khám khi trẻ bỏ bú, sốt cao liên tục, li bì, thở nhanh, tím tái, rút lõm lồng ngực. Riêng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 6 tháng tuổi, trẻ sinh non, trẻ kèm tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch mà có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm và có yếu tố nguồn lây, nên cho trẻ đi khám ngay để được xét nghiệm, chẩn đoán sớm. Cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh dụng cụ cho trẻ ăn uống bằng nước đun sôi từ 3 đến 5 phút. Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh sạch tay bằng dung dịch khử khuẩn chuyên biệt. Bảo đảm đủ dinh dưỡng trong bữa ăn để tăng sức đề kháng, phòng bệnh tốt hơn… Cho trẻ tiêm đầy đủ vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và một số vắc xin phòng bệnh thường gặp như vắc - xin cúm, nhỏ phòng vi rút rô-ta… Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh kịp thời; không nên tự kê đơn bốc thuốc điều trị ở nhà...


Tác giả: Đỗ Huế
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?