• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bác sĩ y học cổ truyền chỉ cách ứng phó với thời tiết nồm ẩm

Nồm ẩm là một kiểu thời tiết của Việt Nam, miền Bắc hay gặp. Không khí nồm ẩm gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tác động xấu tới sức khỏe con người. Vậy chúng ta nên ứng phó với tiết trời nồm ẩm thế nào?

1. Nồm ẩm tác động tới sức khỏe con người như thế nào?

Đông y quy các chứng bệnh do tiết trời nồm ẩm, gây ra chứng thấp và đây là ngoại thấp. Thấp có tính chất nặng nề nê trệ, đau mỏi, hay đi xuống dưới và hay tụ lại. 

Bác sĩ y học cổ truyền chỉ cách ứng phó với tiết trời nồm ẩm - Ảnh 3.

Tập luyện giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế các tác động tiêu cực của thời tiết gây ra đối với sức khỏe.

Ngoại thấp tác động tới cơ thể con người:

- Thấp hay gây ra chứng nặng nề như đau khớp, chân tay, mình mẩy nặng nề, cảm mạo do cảm lạnh kèm thêm cảm giác mỏi nhừ toàn thân.

- Hay bài tiết ra các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước đục trong bệnh chàm.

- Miệng dính nhớt, tiểu tiện khó (sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp.

- Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành.

- Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự vận hóa thủy thấp, gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hóa đồ ăn gây các chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, tiêu chảy, mót rặn…

- Về hô hấp: Thấp gây nê trệ, chảy nước mũi dính, đục màu, kèm hắt hơi sổ mũi….

- Về mạch máu thần kinh: Hay gây đau đầu, mệt mỏi, người uể oải.

Bác sĩ y học cổ truyền chỉ cách ứng phó với tiết trời nồm ẩm - Ảnh 4.

Sử dụng trà giúp cơ thể thích ứng với môi trường ẩm thấp.

2. Cách phòng ngừa bệnh do nồm ẩm gây ra

Để phòng ngừa một số bệnh lý do ẩm thấp gây nên, ta có thể tăng cường luyện tập thể thao để cường tráng cơ thể, theo nguyên lý 'nhân cường tật nhược'.

Mặt khác có thể sử dụng một số trang thiết bị hút ẩm cho môi trường nhà bạn luôn khô ráo, tránh ẩm ướt, chú ý khép cửa phòng khi ra vào sẽ làm giảm đáng kể ẩm thấp.

Về ăn uống nên ăn các thức ăn dễ tiêu, mang tính thanh lợi như các loại cháo, súp, các món ăn hấp, luộc, các loại cá....

Bác sĩ y học cổ truyền chỉ cách ứng phó với tiết trời nồm ẩm - Ảnh 5.

Xuyên khung - vị thuốc trong bài trà điều thấp.

Dưới đây là bài trà điều thấp giúp phòng bệnh do ngoại thấp (nồm ẩm) gây ra:

- Thành phần bài thuốc: Xuyên khung 4g, đương quy 4g, khương hoạt 2g, táo đen 3 quả, hạt sen 3g, kỷ tử 4g, gừng tươi 2 lát, kinh giới 3 ngọn. Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm trà, hãm uống trong ngày.

- Tác dụng của bài trà điều thấp: Thông kinh hoạt lạc, lợi thủy thẩm thấp, trừ đi nê trệ trong người, chữa các chứng bệnh cảm mạo mới mắc hay đau mỏi các khớp giai đoạn sớm do thấp trệ gây nên.

Ngoài ra, còn làm cho cơ thể thích ứng với môi trường ẩm thấp. Khi kinh mạch và khí cơ đầy đủ, mạnh thì nồm ẩm không tác động được vào cơ thể.

Tóm lại, nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của thời tiết nồm ẩm tới sức khỏe bạn cần tăng cường sức khỏe thông qua dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt và tránh căng thẳng...

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?