• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư cần lưu ý gì?

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư luôn là nỗi niềm trăn trở của bệnh nhân và gia đình.

Vậy sau khi kết thúc quá trình điều trị, muốn làm mẹ, sinh em bé, các bệnh nhân cần chú ý những gì? Chế độ ăn uống, kiêng khem, tập luyện, lối sống phải làm sao để nâng cao sức khỏe và chất lượng sống?

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư luôn là nỗi niềm trăn trở bệnh nhân ung thư và gia đình.

Mang thai và sinh con sau điều trị ung thư luôn là nỗi niềm trăn trở bệnh nhân ung thư và gia đình.

Sau điều trị ung thư, thời gian nào thích hợp để mang thai?

Để giúp cho quá trình mang thai an toàn nên có thai một đến ba năm sau điều trị ung thư. Thời gian đó phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Loại ung thư, giai đoạn bệnh.
  • Phương pháp điều trị ung thư trước đó.
  • Tuổi tác và thể trạng người bệnh.
  • Hoàn cảnh gia đình.
  • Tình trạng kinh nguyệt sau điều trị.

Ngoài ra người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian thích hợp để mang thai sau điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị. Sau quá trình điều trị, trứng và các tế bào ung thư bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể, phải mất ít nhất 6 tháng để các yếu tố này ra khỏi cơ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh con

Khi mắc ung thư, người bệnh trải qua nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại thuốc điều trị. Mỗi phương pháp sẽ có những ảnh hưởng và các tác dụng phụ sau mỗi lần điều trị:

Hóa trị dễ gây bị mất kinh trong thời gian dài và mãn kinh sớm. Vì thế khả năng sinh sản của người mẹ sẽ bị giảm đi rất nhiều. Phương pháp này có thể làm hỏng các tế bào tim và làm suy yếu tim, khiến cho quá trình mang thai và chuyển dạ gặp nhiều khó khăn hơn.
Xạ trị vùng chậu có thể ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ và cung cấp máu của tử cung, có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, nhẹ cân, nhẹ cân…

Nguy cơ mẹ tái phát bệnh, con bị ung thư

Nhiều người nếu mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ làm bệnh tái phát và cho rằng liệu con có thể bị ung thư? Những trường hợp trẻ sinh ra từ người bệnh sau điều trị ung thư mắc ung thư không cao nhưng một số bệnh ung thư có liên quan tới yếu tố di truyền. Vì thế hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có con sau khi điều trị ung thư để hiểu rõ hơn về nguy cơ ung thư và di truyền.

Khi mắc ung thư, người bệnh trải qua nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại thuốc điều trị.

Khi mắc ung thư, người bệnh trải qua nhiều phương pháp khác nhau như phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại thuốc điều trị.

Mặt khác, việc mang thai sau kết thúc điều trị ung thư dường như không làm bệnh ung thư tái lại. Muốn mang thai sau khi điều trị ung thư nên dừng sử dụng một số loại thuốc và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, một tinh thần lạc quan, lối sống tích cực, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cần phải được duy trì hằng ngày. Biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh việc có thai ngoài ý muốn trong quá trình điều trị ung thư cũng là việc làm cần thiết.

Một số phương pháp điều trị ung thư gây khó khăn hoặc không thể giúp cho người bệnh có con được. Vì vậy, những cặp vợ chồng muốn có con cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân đưa ra các lựa chọn để bảo tồn khả năng sinh sản.

BSCKI. Trần Thu Hạnh


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?