• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KHÁNG KHÁNG SINH VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Kháng kháng sinh là gì?

Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng) sinh trưởng với sự hiển diện của một loại thuốc mà thông thường có thể giết chết hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Nhiễm trùng do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và nguy cơ tử vong cao hơn. Do kháng kháng sinh, nên ngày càng có nhiều các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao và các bệnh do thực phẩm gây nên càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được dẫn đến tình trạng tử vong do tình trạng đa kháng. 

Tại sao vi khuẩn lại kháng được thuốc kháng sinh?

Để trả lời câu hỏi trên, từ lâu các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu cơ chế kháng lại các kháng sinh của vi khuẩn. và cho thấy Vi khuẩn dù rất bé nhỏ nhưng lại có muôn vàn phương kế để đối phó với con người, hầu như chúng ta luôn chạy theo sau vi khuẩn. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được đưa vào sử dụng rộng rãi thì ngay sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó. Có rất nhiều cách để vi khuẩn làm mất tác dụng của kháng sinh, nhưng gộp chung có 3 nhóm nguyên nhân chính vi khuẩn có thể luôn luôn thay đổi thích nghi để tồn tại đó chính là:

Vi khuẩn có cách để làm hạn chế việc xâm nhập của các kháng sinh vào bên trong tế bào vi khuẩn, dẫn đến kháng sinh sẽ ít có cơ hội tác động để tiêu diệt vi khuẩn. Ở nhóm nguyên nhân này, vi khuẩn có thể gia tăng củng cố các màng bảo vệ của chúng.

Vi khuẩn còn sản xuất ra các men (enzymes) để phá huỷ các kháng sinh. Khi các kháng sinh đủ mạnh để phá vỡ “áo giáp” của vi khuẩn, và không bị bơm ra ngoài, thì vi khuẩn sẽ sử dụng “hoá chất” để phá huỷ cấu trúc của kháng sinh. Cuối cùng, vi khuẩn có thể che chắn hoặc làm biến đổi các đích tác động của kháng sinh, làm mất hiệu lực của kháng sinh. Hiện tượng này là do nguồn gốc từ các đột biến gen trên nhiễm sắc thể hoặc plasmide bên trong tế bào vi khuẩn.

Đôi khi Vi khuẩn sử dụng đủ các loại vũ khí từ hoá học, sinh học đến vật lý học để chống lại các kháng sinh mà loài người tạo ra để tiêu diệt chúng. Vi khuẩn luôn biến đổi nhanh chóng để thích nghi và tồn tại ở môi trường mới.

Nguyên nhân gây lên tình trạng  kháng kháng sinh:

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đang rất lo ngại hiện nay, tuy nhiên có thể tổng kết ở những nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân thứ nhất, đó là dùng quá nhiều kháng sinh kể cả cho những trường hợp không cần thiết. Tỷ trọng dùng kháng sinh ở Việt Nam là tương đối lớn.

Nguyên nhân thứ hai là đã dùng nhiều kháng sinh và dùng không hợp lý. Điều này có cả ở cộng đồng và ngoài cộng đồng cùng với sự không hợp lý của cán bộ y tế từ liều dùng, sự phối hợp kháng sinh, thời gian dùng… Khi sử dụng không hợp lý dẫn đến sự kháng kháng sinh xảy ra ngày càng nhiều.

Nguyên nhân thứ ba nữa là đã dùng rồi, nếu phải dùng điều trị quyết liệt có nhiễm khuẩn thực sự thì chúng ta lại e ngại liều dùng về mặt tác dụng phụ, tức là e ngại con có uống nhiều kháng sinh quá hay không, nên liều chúng ta tự gia giảm.

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay:

   Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động với sự xuất hiện của loại siêu vi khuẩn kháng tất cả loại thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào da­nh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Điều đáng nói là thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng.

   Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.

   Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo động với sự xuất hiện của loại siêu vi khuẩn kháng tất cả loại thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào da­nh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Điều đáng nói là thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng.

   Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng động trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuốc sống của người dân và sự phát triển tổng thể, bền vững của cả một quốc gia. Việt Nam là một trong những các quốc gia, trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh, do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng.

Làm sao để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc?

  Sự kháng thuốc kháng sinh xét về bản chất là do việc sử dụng kháng sinh không đúng gây ra. Theo những quan điểm tiến hoá, sự kháng thuốc sẽ xảy ra dần dần, vì vi khuẩn phải có thời gian để đột biến. Nhưng chính sự sử dụng kháng sinh không đúng đã làm cho hiện tượng đột biến xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và thời gian kháng thuốc sẽ ngắn dần. Để phòng ngừa kháng kháng sinh, ngoài sự quy chuẩn của y tế, thì chính bản thân người bệnh là những người quyết định đến vận mệnh chống nhiễm trùng của mình nhất.

Để tránh tình trạng kháng kháng sinh người dân không được lạm dụng thuốc kháng sinh như một thuốc thông thường. Theo tổ chức y tế thế giới khuyến cáo “khi phải sử dụng kháng sinh, tốt nhất là điều trị bệnh theo kết quả của kháng sinh đồ”, trong trường hợp chưa hoặc không có kết quả của kháng sinh đồ thì có thể sử dụng kháng sinh theo các nguyên tắc sau:

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh.

4. Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết.

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa.


Tác giả: Quang Hưng
Nguồn: CDC Hưng Yên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?