• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH HƯNG YÊN                      ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN VỀ DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH HƯNG YÊN: 0389.988.266 HOẶC 0966.331.515
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tại sao không được uống trà xanh với thuốc?

Trà xanh là thức uống phổ biến hàng ngày, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chống lão hóa… Thế nhưng tại sao không được uống trà xanh cùng với thuốc?

Trà xanh là sản phẩm được làm từ cây Camellia sinesis, chứa polyphenol chống oxy hóa, giúp sửa chữa tổn thương tế bào và bảo vệ chống lại một số bệnh, hỗ trợ giảm cân…

Mặc dù trà xanh mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng nó có chứa caffeine và các hợp chất khác tương tác với nhiều loại thuốc. Theo Dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một cốc trà khoảng 236 ml chứa 47 mg caffeine.

Bạn nên tránh uống trà xanh trước khi phẫu thuật hoặc dùng thuốc. Một số hợp chất trong trà xanh tương tác với thuốc làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Ngược lại, thuốc có thể làm tăng tác dụng của caffeine trong trà xanh, có thể gây hại.

Do trà xanh ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại thuốc và chất bổ sung, vì vậy nếu bạn được kê đơn thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà xanh.

photo-1699334474857

Trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc, gây bất lợi cho người dùng…

Một số hợp chất trong trà xanh có thể tương tác với thuốc điều trị, gây giảm hoặc làm tăng tác dụng của thuốc, dẫn tới độc hại cho cơ thể…

1. Một số tương tác bất lợi giữa trà xanh với thuốc

- Tương tác nguy hiểm giữa trà xanh với thuốc: Các tương tác nguy hiểm đã được báo cáo khi kết hợp trà xanh với amphetamine, cocaine hoặc ephedrine. Những chất kích thích này phối hợp với caffeine trong trà xanh làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Bạn cũng nên tránh kết hợp trà xanh với phenylpropanolamine, một thành phần trong sản phẩm giảm cân và thuốc cảm (các chế phẩm trị ho và cảm lạnh không kê đơn). Sự kết hợp này có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ chảy máu não. Điều này là do trà xanh gây căng thẳng cho gan, nên uống trà xanh sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đang dùng các loại thuốc cũng gây hại cho gan, bao gồm acetaminophen, phenytoin, methotrexate và nhiều loại khác.

Trà xanh có thể làm chậm quá trình đông máu, do đó không nên dùng kết hợp với các thuốc cản trở quá trình đông máu, chẳng hạn như warfarin, ibuprofen hoặc aspirin. Tương tự, bệnh nhân có thể được khuyên ngừng uống trà trước khi phẫu thuật.

-Tương tác vừa phải giữa thuốc và trà xanh: Đôi khi thuốc theo toa làm thay đổi thời gian cần thiết để chuyển hóa caffeine trong trà. Ví dụ về các loại thuốc này bao gồm thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh và lithium.

Ngược lại, trà làm thay đổi hiệu quả của thuốc theo toa. Ví dụ về các loại thuốc này bao gồm adenosine, clozapine và một số phương pháp điều trị ung thư…

- Tương tác trà xanh với các loại thảo mộc và chất bổ sung: Trà xanh tương tác hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thảo mộc và chất bổ sung. Ví dụ, trà xanh có thể làm giảm sự hấp thu của chất bổ sung sắt và axit folic. Tránh uống trà xanh kết hợp với caffeine, cây ma hoàng hoặc creatine (tăng cơ bắp). Uống cam đắng với trà xanh cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp.

2. Những lưu ý khi dùng trà xanh

Đối với những người mắc bệnh mạn tính, đang phải dùng thuốc điều trị cần trao đổi với bác sĩ trước khi đưa thức uống này vào thói quen hàng ngày.

Bạn có thể không nên sử dụng trà xanh nếu bạn mắc một số bệnh lý nhất định, ví dụ như: Thiếu máu, rối loạn lo âu, rối loạn chảy máu hoặc đông máu, bệnh tim, bệnh gan…

Trà xanh được coi là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ với lượng vừa phải (2 cốc/ngày).

Caffeine trong trà xanh đi vào sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ bú. Không uống quá nhiều trà xanh nếu bạn đang cho con bú.

Uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày được coi là an toàn cho hầu hết người lớn. Nếu tiêu thụ quá nhiều trà xanh, đặc biệt là dưới dạng chiết xuất, có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó chịu ở dạ dày, nhiễm độc gan, mất ngủ, phát ban trên da, tăng huyết áp, thiếu máu…

Tương tác thuốc với trà xanh có thể bao gồm một số loại thuốc điều trị huyết áp, giảm cholesterol (statin) và warfarin (thuốc chống đông máu được sử dụng để giúp ngăn ngừa cục máu đông)...

DS. Nguyễn Thu Giang


Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ của chúng tôi thế nào?